Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.
Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.
Thảm cỏ nhân tạo trường mầm non đang là nhu cầu rất cần thiết của đa số trường học trên cả nước, với không gian xanh ,sân cỏ sẽ giúp các em học sinh thỏa mái vui đùa. Hiểu được nhu cầu và sự cần thiết của một sân chơi gần gũi với thiên nhiên. Vât Liệu Nhà Đẹp Hải Tiến đã và đang cung cấp các sản phẩm cỏ nhân tao cho các trường mầm non và trường tiểu học của Hà Nội .
Do điều kiện thời tiết nên cỏ tự nhiên khó có thể sinh sống được ở một số nơi hoặc chỉ sống được theo mùa. Ngược lại thảm cỏ nhân tạo lại sử dụng được quanh năm, trong bất cứ điều kiện thời tiết nào..Ngoài ra, cách thi công và lắp đặt cỏ nhân tạo rất dễ dàng. Bạn chỉ cần mua và trải lên mặt nền là sử dụng được ngay. Cỏ nhân tạo còn dễ vệ sinh, không mất phí chăm sóc và dễ dàng di chuyển đến địa điểm khác để lắp đặt khi cần.
Thảm cỏ nhân tạo trường mầm non có giá thành rẻ nên trường học nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để sử dụng. Không chỉ vậy, cỏ nhân tạo có thể lắp đặt ở tất cả mọi nơi, tại mọi địa hình như: nền đất, nền gạch, nền bê tông, đá hoa hay nền gỗ…
Thảm cỏ nhân tạo trường mầm non được cấu tạo bởi nhiều lớp cỏ với độ dày khác nhau cùng lớp đế cao su mềm dẻo nên sẽ giảm thiểu được chấn thương khi trẻ nô đùa. Đa phần ở trường mầm non sẽ sử dụng thảm cỏ nhân tạo 3cm để tránh chấn thương cho các bé.
Tạo môi trường vui chơi học tập hiệu quả
Sử dụng cỏ nhân tạo để làm sân chơi sẽ mang đến một không gian học tập, giải trí rộng mở hơn, gần gũi với thiên nhiên và thú vị hơn cho trẻ, khơi gợi hứng thú, óc sáng tạo của trẻ.
Như vậy, với những lợi ích trên, việc lựa chọn thảm cỏ nhân tạo cho trường mầm non rất được khuyến khích. Cũng bởi vậy mà hiện nay nhu cầu mua cỏ nhân tạo về trang trí trường lớp ngày càng cao, thậm chí trở thành một phong trào trang trí trường lớp xanh – sạch – đẹp.
1/Khoảng 8 giờ sáng của một ngày cuối tháng 4, con tàu “Chín nghĩa Quảng Trị” kéo hồi còi dài chào tạm biệt cảng Cửa Việt để đưa hơn 150 hành khách, chủ yếu là du khách đến tham quan đảo Cồn Cỏ.
Khi biết tôi từng ra công tác ở quần đảo Trường Sa mà không say sóng, Trần Thanh Phước - hướng dẫn viên cho đoàn mời tôi lên cabin để được chiêm ngưỡng biển trời Tổ quốc. Tôi làm quen với người lái tàu là một sĩ quan quân đội đang đợi quyết định nghỉ hưu. Trực tiếp chỉ huy tàu kiêm tài công, anh còn là đại diện cho Công ty Chín nghĩa Quảng Trị, doanh nghiệp duy nhất khai thác tuyến vận tải biển này. Anh công tác ở đảo Cồn Cỏ hơn 30 năm, chuyên điều khiển
ca-nô, sau này là tàu thủy của quân đội phục vụ các hoạt động xây dựng đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Anh như thân thuộc từng viên đá, rạn san hô ở đảo nhỏ tiền tiêu này. Ngày đầu ra xây dựng đảo trong sự hoang vu và bộn bề gian nan, tất cả đều phải mang từ đất liền ra. Tiếng là đảo nhưng Cồn Cỏ không có cát, để xây dựng nên hình hài huyện đảo như bây giờ, các anh phải nhọc nhằn vận chuyển từng xẻng cát, viên đá, xi-măng từ trong bờ.
2/Trần Thanh Phước vốn là dân công nghệ thông tin, vì đam mê xê dịch mà bén duyên với nghề du lịch lúc nào không hay. Phước giúp chúng tôi hình dung về hòn đảo: Đảo Cồn Cỏ được hình thành bởi hoạt động kiến tạo từ phun trào của núi lửa cách đây hơn bốn vạn năm, có giá trị về địa chất, sinh thái, cảnh quan như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển. Mùa du lịch khám phá nét hoang sơ của đảo Cồn Cỏ hằng năm bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 9. Du khách ở lại đảo một đêm rồi trở về đất liền vào sáng hôm sau. Đảo Cồn Cỏ tuy diện tích nhỏ nhưng có rừng, biển, bãi cỏ cắm trại, gành đá đẹp, rạn san hô đủ mầu. Đặc biệt, đảo tuy không có cát nhưng có một bãi san hô mịn màng, nước trong vắt. Trên đảo còn có nhiều điểm check-in thú vị giúp du khách mang theo về những tấm hình lưu niệm ưng ý nhất.
Trên đảo hiện có 21 hộ dân, trong đó có nhiều hộ ra lập nghiệp từ hàng chục năm trước. Không chỉ khai thác hải sản mà nhiều hộ còn biết làm dịch vụ phục vụ khách du lịch. Vợ chồng Nguyễn Thị Thủy là một trong những hộ như vậy. Thủy cho biết, hai đứa con đã lớn mà trên đảo không có trường phổ thông nên phải gửi vào ông bà ở Quảng Trị để học tập. Vợ chồng họ ở lại đảo mở nhà hàng kinh doanh đặc sản của biển, đảo. Nhà hàng của vợ chồng Thủy không rộng, chỉ là hai mái nhà dựng bên tuyến đường chính dẫn vào trung tâm hành chính của huyện đảo. Bốn phía gió biển lồng lộng thổi. Khách đến đây chủ yếu là dân du lịch theo tour. Có khi là từng nhóm nhỏ các bạn trẻ rủ nhau đến khám phá hòn đảo. Vợ chồng chủ nhà hàng trực tiếp chế biến món ăn và tự tay bưng bê cho thực khách. “Ở đảo không có người, mà thuê từ trong đất liền ra cũng khó, do doanh thu thấp, lại chỉ được mấy tháng mùa nắng mới có khách nên vợ chồng chịu khó làm vậy”, Thủy chia sẻ. Vừa phục vụ thực khách, Thủy vừa giới thiệu về đặc sản Cồn Cỏ, nào là hàu cụ, là ốc vú nàng, rong nho… khiến ai cũng tò mò, thích thú.
3/Cồn Cỏ còn hoang sơ, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu và thiếu. Hằng năm, Cồn Cỏ đón khoảng 10-15 nghìn khách du lịch song nếu mỗi ngày đón khoảng 250 khách thì không thể bảo đảm đủ chỗ ăn ở. Khách phải sử dụng loại hình “khách sạn ngàn sao” bằng cách cắm trại ngủ bên kè biển. Sản phẩm du lịch trên đảo chưa được định hình rõ, ngoài việc đi xe điện thăm một vòng quanh đảo, lên ngọn đèn hải đăng để ngắm toàn cảnh đảo, tắm biển… Ngay cả việc đón khách từ đất liền cũng chưa có chỗ cho đàng hoàng. Xe của khách thì gửi tạm trong khuôn viên trạm biên phòng; đường lên, xuống tàu phải đi men theo bờ kè bị sóng đánh sụp gãy vừa thiếu mỹ quan, vừa không bảo đảm an toàn cho khách.
Cồn Cỏ là hòn đảo xanh- sạch- đẹp nhưng còn thiếu các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng hoặc mới lạ nên khó thu hút khách du lịch quay trở lại. Do vậy, muốn xây dựng thương hiệu du lịch đảo Cồn Cỏ, trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch, phân định rõ khu vực được khai thác, kêu gọi sự tham gia của doanh nghiệp để phát triển loại hình du lịch trải nghiệm cuộc sống biển, đảo chứ không chỉ ra Cồn Cỏ chỉ để đi một vòng quanh đảo như hiện nay.
Sau một đêm trú trên đảo, bình minh lên cũng là lúc đoàn chúng tôi chào đảo nhỏ thân thương và xuống tàu trở lại đất liền. Giữa mênh mông và bình yên của biển, người lái tàu Trần Công Nam ngẫu hứng đọc câu thơ “Biển đảo của Việt Nam ta/Đi ra Cồn Cỏ, Hoàng Sa thêm gần”.
Cồn Cỏ là huyện đảo của tỉnh Quảng Trị, cách đất liền hơn 18 hải lý về phía đông. Đây là huyện đảo nhỏ nhất nước ta với diện tích 2,4km2. Mặc dù diện tích không lớn nhưng Cồn Cỏ có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía nam vịnh Bắc Bộ và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh của đất nước.