Trương Minh Cảnh

Trương Minh Cảnh

Kể từ khi Giám đốc vận hành TikTok phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi về mối liên kết của ứng dụng video ngắn với chính phủ Trung Quốc trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 14.9, ByteDance vẫn giữ im lặng về vấn đề này.

Kể từ khi Giám đốc vận hành TikTok phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi về mối liên kết của ứng dụng video ngắn với chính phủ Trung Quốc trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 14.9, ByteDance vẫn giữ im lặng về vấn đề này.

Vinahud bán doanh nghiệp sau một năm mua về

Trước đó, tại ĐHĐCĐ bất thường Vinahud đã thông qua chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng cho CTCP VNC Construction - pháp nhân có liên hệ với Vinahud khi cổ đông Trương Thanh Minh là cựu CEO của VNC.

Giá chuyển nhượng dự kiến không thấp hơn 980 tỷ đồng, số tiền thu về được dùng để thanh toán khoản nợ tại TPBank (tại ngày 30/9/2024, Vinahud có khoản nợ dài hạn tại TPBank là 1.986 tỷ đồng).

Mặt khác, Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng sở hữu 40% vốn CTCP Đầu tư Bất động sản Prime Land, chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Làng Hoa Tiền Phong quy mô 40ha tại huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Điều đáng nói, Mê Linh Thịnh Vượng là doanh nghiệp được Vinahud mua cách đó hơn 1 năm từ Tập đoàn R&H (R&H Group).

Cụ thể, trong tháng 4/2023, sau nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2023, Vinahud đã nhận chuyển nhượng từ R&H Group 83% phần vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends với mức giá 987,5 tỷ đồng và 100% Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng với giá 950 tỷ đồng.

VNC Construction là doanh nghiệp do CTCP Tập đoàn R&H Group góp 70% vốn thành lập trong năm 2020.

Đáng chú ý, nhiều lãnh đạo liên quan giữa Vinahud – R&H Group từng cũng là lãnh đạo cấp cao tại VNC Construction như: Ông Trương Quang Minh (Chủ tịch HĐQT Vinahud), ông Nguyễn Minh Tuấn (Tổng Giám đốc Vinahud, Thành viên HĐQT R&H Group),...

Trả lời ý kiến của cổ đông về lý do chuyển nhượng vốn Mê Linh Thịnh Vượng trong thời điểm này, Vinahud cho biết, năm 2023, khi đầu tư vào dự án, Vinahud cùng với các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ triển khai để đưa Dự án vào kinh doanh bất động sản và có doanh thu dòng tiền ngay trong năm 2024 và 2025. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm riển khai, dự án mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng cũng còn tồn tại vướng mắc cần thời gian để hoàn thiện, không đạt được kỳ vọng ban đầu. Thậm chí, dự án sẽ khó đủ điều kiện đưa vào kinh doanh trước quý II/2025.

"Trong khi Vinahud hiện nay đang phải chịu áp lực về chi phí tài chính, lãi vay cho khoản đầu tư này là không nhỏ. Nếu tiếp tục kéo dài thì hiệu quả thuận lợi mang lại chưa tương ứng với áp lực và rủi ro vốn", đại diện Vinahud chia sẻ.

Thông tin về dự án tại cuộc họp, lãnh đạo Vinahud cho biết đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý do dự án chưa đủ điều kiện khởi công. HĐQT Công ty đang phối hợp với các đối tác liên doanh cố gắng đến năm 2025 sẽ khởi công dự án.

Cận cảnh loạt tài sản 'khủng' bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại

TPO - Loạt nhà đất ở trung tâm TPHCM là khối tài sản "khủng" mà bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát) muốn xin tòa giải tỏa kê biên.

Tòa nhà Sherwood 127 Pastuer, bà Lan "xin lại" vì tài sản này xây từ năm 2000 - trước khi bà vào SCB.

Tòa Sherwood Residence tọa lạc tại số 127 Pasteur, phường 6, quận 3, TPHCM là tòa nhà 21 tầng với 240 căn hộ, quy mô 40.000m2 do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư. Dự án khởi công năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động năm 2007.

Trước khi bị bắt, bà Lan và chồng được cho là sinh sống tại căn hộ penthouse của cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, thuộc sở hữu của Công ty Vạn Thịnh Phát.

Căn biệt thự cổ tại số 110-112 Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM, với diện tích gần 3.000m², là một trong những tài sản mà bà Trương Mỹ Lan mong muốn xin lại. Theo bà Lan, đây là tài sản riêng của gia đình do mẹ bà mua cho con gái bà là Chu Duyệt Phấn.

Biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ. Theo bà Lan, đây là tài sản riêng của gia đình, có giá trị lớn về văn hóa và di sản, cần được bảo tồn.

Hiện tại, xung quanh biệt thự cổ được quây tôn, cổng chính ra vào cũng được đóng kín.

Đối với tòa nhà 19-25 Nguyễn Huệ (quận 1) đang cho SCB thuê làm trụ sở, bà Lan trình bày khu đất này vốn là kho gạo của ông cố nội, nên mẹ bà đã mua lại để làm kỷ niệm cho cháu ngoại.

Trình bày với tòa, bà Trương Mỹ Lan còn mong muốn giữ lại một số tài sản nhà đất ở trung tâm TPHCM. Trong ảnh là căn nhà đất số 24 Lê Lợi (quận 1) được bà Lan xin giữ lại với lý do đây là tài sản mẹ bà cho riêng Trương Huệ Vân (cháu bà Lan) không liên quan vụ án.

Bà chủ Vạn Thịnh Phát cũng xin lại căn nhà số 78 Nguyễn Huệ (quận 1) vì đây là tài sản mua cho con gái và xin lại một du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô đang bị kê biên trong quá trình điều tra vụ án.

"Tham gia chương trình OCOP, chúng tôi được hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Hiện, công ty có 4 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao là: Cà phê Arabica, Macca Lâm Đồng, cà phê Chồn Thái Châu và cà phê Phin lọc... Bởi OCOP là chương trình phát triển kinh tế nội lực   địa phương theo chuỗi giá trị của tương lai..." Đó là lời giới thiệu của doanh nhân Trương T

Cuộc phiêu lưu tìm thương hiệu mới

Phó Giám đốc Thái Châu Trương Thị Minh Phương kể: “Năm 1990, chị theo cha mẹ, rời quê hương để vào vùng kinh tế mới, đó là xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Bắt đầu từ đấy, tuổi học trò của chị là những buổi đến trường trên những con đường đất đỏ bazan đầy khó nhọc… hai bên là rẫy cà phê. Ngày ấy cả xã chỉ mình chị đi học, vất vả bao nhiêu chị vẫn gắng theo tới đại học rồi cố lên cao học, rồi chị giảng dạy và công tác tại Đại học Yersin Đà Lạt”.

Cuộc sống gia đình êm đềm, ổn định khi hai vợ chồng đều làm cơ quan nhà nước, nhưng anh chị luôn trăn trở về thân phận của cây cà phê, một nguồn nông sản chủ lực của địa phương. Người dân ở đây quanh năm “bán mặt cho đất – bán lưng cho trời”, vậy mà cà phê “khi được mùa thì rớt giá”, “được giá lại mất mùa”, nông dân chỉ biết ngửa mặt than trời… Còn thị trường thì ưa dùng cà phê tạp chất vì tham rẻ. Nhìn nông dân đổ mồ hôi, sôi nước mắt trên những đồi cà phê bạt ngàn, trĩu quả mà thu về chẳng được là bao, cái no - cái ấm khi đến, khi đi … Trước bối cảnh đó, anh chị quyết tâm tìm hướng mới cho mảnh đất nơi này với một mục tiêu: chắc chắn giá trị cà phê phải được nâng cao…

Hơn 4 năm trời vừa công tác trong ngành vừa đảm nhiệm vai trò tìm sứ mệnh cho cà phê, đến năm 2017, anh chị quyết định nghỉ việc nhà nước để toàn tâm vào phát triển kinh doanh. "Hiện tại, chúng tôi có 7 shop đặc sản, 2 xưởng nấm đông trùng hạ thảo, 1 xưởng sản xuất cà phê rang mộc. Thái Châu Pure Coffee đang bao tiêu cà phê cho bà con tại Cầu Đất - Đà Lạt (cà phê Arabica) và các vùng trồng Robusta tại Di Linh – Bảo Lộc – Lâm Hà, mỗi năm công ty cho ra thị trường khoảng 45 tấn (trong đó có 30% là cà phê Arabica)”, Phó Giám đốc Thái Châu Pure Coffee chia sẻ.

Doanh nhân Trương Thị Minh Phương nói: “Từ những ngày đầu, thấy OCOP rất thiết thực để giúp công ty phát triển và quảng bá sản phẩm, đồng thời công ty cũng nhận được nhiều hỗ trợ về nguồn vốn, công nghệ từ tỉnh nên đã gắng hoàn thiện sản phẩm để đạt chuẩn OCOP. Hiện nay Thái Châu Pure Coffee có 4 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao là cà phê Arabica, Macca Lâm Đồng, cà phê Chồn Thái Châu và cà phê Phin lọc Thái Châu".

Ngoài cà phê và macca, hiện nay công ty đã có công nghệ nuôi cấy đông trùng hạ thảo – ĐTHT (theo hướng nuôi trồng hữu cơ, bán tự nhiên không sử dụng máy lạnh mà tận dụng khí hậu và thổ nhưỡng của Đà Lạt; không sử dụng chất kích thích và chất tăng trưởng), nên đang tập trung nghiên cứu phát triển. Sản phẩm của chúng tôi được nuôi trồng bán tự nhiên, sử dụng nguyên liệu nuôi tại địa phương như nhộng tươi, khoai tây, các loại hạt ngũ cốc và gạo lứt rồng, tảo xoắn...  nên khi sử dụng sẽ cảm giác dai hơn và ngọt hơn.

Sắp tới Thái Châu sẽ cho ra 5 sản phẩm từ ĐTHT nuôi cấy bán tự nhiên để tham gia thi OCOP là: rượu ĐTHT; ĐTHT khô, tươi; nhộng ĐTHT; trà ô long ĐTHT (đây là những sản phẩm không sử dụng hóa chất và chất bảo quản) và tập trung vào mẫu mã, bao bì để có thể hướng đến việc xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm chúng tôi đã đăng ký đủ tiêu chuẩn sản phẩm ăn tươi (giá hàng tươi là 200 ngàn đồng/hộp và hàng khô khoảng 3,7 triệu đồng/lạng).

Sản phẩm OCOP rất đa dạng, bản thân một sản phẩm có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia, nên có những thang đánh giá thực tế hơn. Đơn cử như sản phẩm cà phê, nên có tiêu chí đánh giá theo năm, và hàng năm phải có kiểm tra lại các tiêu chí ấy. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn các cơ quan nhà nước, tỉnh giúp đỡ nhiều hơn nữa về truyền thông, quảng bá, tạo thương hiệu để giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm OCOP và tin tưởng sử dụng, giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Đồng thời, có những chính sách về vốn rộng mở hơn để doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng, có những chương trình đào tạo về mặt kỹ thuật, chuyên môn sâu hơn để doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm của mình, doanh nhân Trương Thị Minh Phương đề xuất khi được hỏi về chương trình OCOP.

Ngày 29/11, ông Trương Quang Minh - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị VINAHUD (UPCoM: VHD) đã đăng ký mua gần 7,7 triệu cổ phiếu VHD nhằm mục đích đầu tư cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian từ ngày 2-31/12/2024.

Nếu thành công, ông Minh sẽ tăng sở hữu tại Vinahud từ 4,51% lên 24,74% vốn, tương ứng sở hữu 9,4 triệu cổ phiếu VHD.

Dữ liệu tại báo cáo thường niên năm 2023 cho thấy, cơ cấu cổ đông của Vinahud bao gồm 4 cổ đông lớn và 199 cổ đông nhỏ. Tuy nhiên, cơ cấu cổ đông cụ thể không được hé lộ.

Chủ tịch HĐQT Vinahud Trương Quang Minh.

Cuối phiên sáng ngày 29/11, mã VHD của Vinahud đóng trần lên 9.00 đồng/cổ phiếu. Tại thời điểm này, cổ phiếu VHD khớp lệnh 4.200 đơn vị, dư mua 3.600 đơn vị và trắng bên bán. Tạm tính theo mức giá này, Chủ tịch Vinahud cần chi gần 70 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ trên.

Trước đó vào cuối tháng 10/2024, thị giá cổ phiếu VHD từng lao dốc từ 15.000 đồng/cổ phiếu xuống  6.200 đồng/cổ phiếu vào phiên ngày 26/11, tương ứng "bốc hơi" 58% sau gần 1 tháng. Tuy nhiên ngay sau đó, mã này có 2 nhịp tím trần, đưa thị giá lên 8.100 đồng/cổ phiếu vào phiên 28/11.

Diễn biến cổ phiếu VHD trong 6 tháng qua.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Vinahud lỗ sau thuế 161 tỷ đồng, chủ yếu do kinh doanh sát giá vốn và chi phí tài chính vượt doanh thu. Tại ngày 30/9/2024, lỗ lũy kế của Vinahud tăng lên 296 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ ở mức 84,5 tỷ đồng, giảm 66% so với đầu năm và bằng 16% cơ cấu tổng nguồn vốn.