Toán Kết Nối Tri Thức Bài 4

Toán Kết Nối Tri Thức Bài 4

Với tóm tắt lý thuyết GDQP lớp 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

Với tóm tắt lý thuyết GDQP lớp 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

- Mục đích: nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

Thiếu tướng, GS, TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện Cảnh sát phát biểu tại

hội thảo khoa học: hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có năng lực thực hiện hành vi, hành vi đó được quy định bởi pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau:

+ Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.

+ Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

+ Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.

+ Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.

3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Mục đích: nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Trích Điều 46).

- Mỗi học sinh là một công dân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó, học sinh có nghĩa vụ thực hiện tốt các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

b) Thực hiện nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông

* Đối với hoạt động giao thông đường bộ:

- Tuân thủ quy tắc chung: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

+ Hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ thường dùng gồm 3 màu: đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh.

- Tuân thủ một số quy định cụ thể:

+ Khi đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Chỉ được qua đường ở những nơi có các tín hiệu.

+ Khi điều khiển xe đạp, xe gắn máy và xe mô tô hai bánh: Chỉ được chở một người và tất cả mọi người trên xe (trừ xe đạp) phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Không được đi xe dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm.

* Đối với hoạt động giao thông đường sắt:

+ Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ.

+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi các tín hiệu ngừng mới được đi qua.

Dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn

+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 m tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

- Không thực hiện các hành vi sau:

+ Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt

+ Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, hành lang an toàn như: để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt, để chất dễ cháy, chất dễ nổ

+ Chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

+ Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt.

+ Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

* Đối với hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa: Mọi người khi tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện

* Đối với hoạt động giao thông đường hàng không: Mọi người khi đi máy bay phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không.

- Tuyên truyền, vận động người thân tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Tạo môi trường thân thiện khi tham gia giao thông.

- Giao tiếp, ứng xử có văn hoá.

- Mặc trang phục phù hợp, gọn gàng.

- Giúp đỡ người tham gia giao thông gặp khó khăn.

- Sử dụng phương tiện an toàn, sạch đẹp.

- Phối hợp với các lực lượng chức năng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Thể hiện rõ thái độ không đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự toàn giao thông.

- Phản ánh, báo cáo cho thầy, cô giáo và nhà trường biết các hành vi vi phạm luật giao thông để có biện pháp phòng, chống phù hợp.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác

Câu 1 trang 64 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Thực hiện các bước chỉ huy đội hình tiểu đội hàng ngang.

* Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang:

- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang thường dùng trong sinh hoạt, học tập, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng...

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 4 bước:

* Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang:

- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang thường dùng trong sinh hoạt, học tập, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng...

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 3 bước:

Câu 2 trang 64 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Thực hiện các bước chỉ huy đội hình tiểu đội hàng dọc.

* Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc:

- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc thường dùng trong hành quân, trong tập hợp đội hình của trung đội, đại đội khi học tập, sinh hoạt.

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 4 bước:

* Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc:

- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc thường dùng trong hành quân, trong tập hợp đội hình của trung đội, đại đội khi học tập, sinh hoạt.

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 3 bước:

Câu 3 trang 64 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Thực hiện các bước chỉ huy đội hình trung đội hàng ngang.

Hình 1: Đội hình trung đội 1 hàng ngang

Hình 2: Đội hình trung đội 2 hàng ngang

* Đội hình trung đội 1 hàng ngang được quy định như sau:

- Khẩu lệnh: “TRUNG ĐỘI …, THÀNH 1 HÀNG NGANG, TẬP HỢP”;

+ Trung đội trưởng hô khẩu lệnh xong, quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn;

+ Cán bộ, chiến sĩ nghe gọi phiên hiệu của đơn vị mình, quay về phía trung đội trưởng đứng nghiêm chờ lệnh; dứt khẩu lệnh, các phó trung đội trưởng đứng sau trung đội trưởng thành một hàng dọc; bên trái trung đội trưởng theo thứ tự Tiểu đội 1, Tiểu đội 2, Tiểu đội 3 mỗi tiểu đội một hàng ngang, thành trung đội 1 hàng ngang;

+ Khi các đồng chí Phó trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ Tiểu đội 1 đã đứng vào vị trí, Trung đội trưởng chạy đều ra phía trước chính giữa đội hình, cách từ 5 đến 8 bước, đôn đốc trung đội tập hợp, các đồng chí Phó trung đội trưởng tiến lên, đồng chí Phó trung đội trưởng thứ nhất đứng ngang với Tiểu đội trưởng Tiểu đội 1 (hình 42).

- Khẩu lệnh: “ĐIỂM SỐ” hoặc “TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ”;

+ Điểm số toàn trung đội: Nghe dứt khẩu lệnh “ĐIỂM SỐ”, lần lượt điểm số từ Tiểu đội 1 đến hết trung đội, đồng chí đứng cuối cùng của Tiểu đội 3 hô “HẾT”, không quay mặt;

+ Điểm số theo từng tiểu đội: Nghe dứt khẩu lệnh “TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ”, lần lượt điểm số theo thứ tự Tiểu đội 1, Tiểu đội 2, Tiểu đội 3; điểm số từ tiểu đội trưởng đến hết, đồng chí đứng cuối cùng của từng tiểu đội điểm số xong hô “HẾT”, không quay mặt.

- Khẩu lệnh: “NGHIÊM; NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI), THẲNG”; “THÔI”;

+ Nghe dứt động lệnh “THẲNG”, đồng chí làm chuẩn nhìn thẳng, các đồng chí khác quay mặt gióng hàng, gióng hàng xong trung đội trưởng hô “THÔI”, toàn trung đội về tư thế đứng nghiêm. Trung đội trưởng quay nửa bên trái (phải), chạy đều về bên phải (trái) đồng chí làm chuẩn, cách từ 3 đến 5 bước, quay vào đội hình để chỉnh đốn hàng ngũ. Động tác, khẩu lệnh khi chỉnh hàng thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 49 Thông tư này.

- Động tác: Nghe dứt khẩu lệnh, cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng tản ra.

* Đội hình trung đội 2 hàng ngang trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như sau:

- Khẩu lệnh: “TRUNG ĐỘI …, THÀNH 2 HÀNG NGANG, TẬP HỢP”;

+ Trung đội trưởng hô khẩu lệnh xong, quay về hướng định tập hợp, đứng nghiêm làm chuẩn;

+ Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng chạy vào vị trí, đứng sau trung đội trưởng là trung đội phó, bên trái trung đội trưởng thứ tự Tiểu đội 1, Tiểu đội 2, Tiểu đội 3, mỗi tiểu đội 2 hàng ngang, trung đội thành 2 hàng ngang. Khi Tiểu đội 1 vào vị trí, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra đứng phía trước chính giữa và cách đội hình từ 5 đến 8 bước, quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp (Hình 43).

- Khẩu lệnh: “TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ”;

- Động tác: Nghe dứt khẩu lệnh, thứ tự từng tiểu đội điểm số theo quy định tại Tiết 2, Điểm b, Khoản 2, Điều 49 Thông tư này (Tiểu đội trưởng không điểm số).

- Khẩu lệnh: “NGHIÊM; NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI), THẲNG”; “THÔI”;

+ Cán bộ, chiến sĩ đánh mặt gióng hàng ngang, hàng dọc;

+ Khẩu lệnh, động tác khi chỉnh hàng thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều này.

- Động tác: Nghe dứt khẩu lệnh, cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng tản ra.

Câu 4 trang 64 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Thực hiện các bước chỉ huy đội hình trung đội hàng dọc.

Hình 3: Đội hình trung đội 1 hàng dọc

Hình 4: Đội hình trung đội 2 hàng dọc

* Đội hình trung đội 1 hàng dọc được quy định như sau:

- Khẩu lệnh: “TRUNG ĐỘI …, THÀNH 1 HÀNG DỌC, TẬP HỢP”;

+ Trung đội trưởng hô khẩu lệnh xong, quay về hướng định tập hợp, đứng nghiêm làm chuẩn;

+ Cán bộ, chiến sĩ nghe gọi đến phiên hiệu của đơn vị mình, quay về phía trung đội trưởng đứng nghiêm chờ lệnh; dứt khẩu lệnh, phó trung đội trưởng chạy vào đứng sau trung đội trưởng; tiếp đến Tiểu đội 1, Tiểu đội 2, Tiểu đội 3 mỗi tiểu đội thành 1 hàng dọc, trung đội thành 1 hàng dọc;

+ Khi tiểu đội 1 đã đứng vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng chạy đều lên trước bên trái và cách đội hình từ 5 đến 8 bước đôn đốc trung đội tập hợp (hình 45).

- Khẩu lệnh: “ĐIỂM SỐ” hoặc “TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ”;

+ Điểm số toàn trung đội: Nghe dứt khẩu lệnh, toàn trung đội điểm số từ 1 đến hết;

+ Điểm số từng tiểu đội: Thực hiện việc điểm số theo quy định tại Tiết 1, Điểm b, Khoản 2, Điều 50 Thông tư này.

- Khẩu lệnh: “NGHIÊM; NHÌN TRƯỚC, THẲNG”; “THÔI”;

+ Nghe dứt động lệnh “THẲNG”, cán bộ, chiến sĩ về tư thế đứng nghiêm, nhìn vào chính giữa gáy người đứng trước gióng hàng, đúng cự ly, giãn cách. Khi dịch chuyển nếu ở tư thế giữ súng phải xách súng;

+ Khi gióng hàng, cán bộ, chiến sĩ nhìn vào gáy người đứng trước, không nhìn thấy gáy của người thứ 2 đứng trước mình;

+ Trung đội trưởng hô “THÔI”, sau đó quay nửa bên trái đi đều về phía trước chính giữa đội hình, cách đồng chí phó trung đội trưởng thứ nhất từ 3 đến 5 bước, quay bên phải để kiểm tra, chỉnh hàng. Khi không nhìn thấy cán bộ, chiến sĩ số 2 trở xuống là thẳng hàng. Nếu đồng chí nào đứng chưa thẳng hàng, trung đội trưởng dùng khẩu lệnh “ĐỒNG CHÍ (HOẶC SỐ …), QUA PHẢI (TRÁI)”; chỉnh hàng xong hô “ĐƯỢC”.

- Động tác: Nghe dứt khẩu lệnh, cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng tản ra.

* Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, đội hình trung đội 2 hàng dọc được quy định như sau:

- Khẩu lệnh: “TRUNG ĐỘI … THÀNH 2 HÀNG DỌC, TẬP HỢP”;

- Động tác: Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội chạy vào vị trí, đứng sau trung đội trưởng là các phó trung đội trưởng thành một hàng dọc, tiếp đến Tiểu đội 1, Tiểu đội 2, Tiểu đội 3 mỗi tiểu đội thành 2 hàng dọc, trung đội thành 2 hàng dọc (hình 46).

- Khẩu lệnh: “TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ”;

- Động tác: Thực hiện việc điểm số theo quy định tại Tiết 2, Điểm b, Khoản 2, Điều 50 Thông tư này.

- Khẩu lệnh: “NGHIÊM; NHÌN TRƯỚC, THẲNG”; “THÔI”;

+ Nghe dứt động lệnh: “THẲNG”, các phó trung đội trưởng và các tiểu đội trưởng qua trái 1 phần 2 bước đứng trước chính giữa đội hình tiểu đội, toàn trung đội gióng hàng dọc, hàng ngang;

+ Trung đội trưởng hô “THÔI”, sau đó quay nửa bên trái đi đều về phía trước chính giữa đội hình, các đồng chí phó trung đội trưởng thứ nhất từ 3 đến 5 bước, quay bên phải để kiểm tra, chỉnh hàng. Khi không nhìn thấy đồng chí số 2 trở xuống là thẳng hàng. Nếu đồng chí nào đứng chưa thẳng hàng, trung đội trưởng dùng khẩu lệnh “ĐỒNG CHÍ (HOẶC SỐ …) QUA PHẢI (TRÁI)”; chỉnh hàng xong hô “ĐƯỢC”, các phó trung đội trưởng và các tiểu đội trưởng trở về vị trí.

- Động tác: Nghe dứt khẩu lệnh, cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng tản ra.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 hay, ngắn nhất khác: