Tiêu Chí Xét Tuyển Vinuni

Tiêu Chí Xét Tuyển Vinuni

Trả lời: Báo Quân đội nhân dân đã tìm hiểu nội dung câu hỏi của bạn và được Cơ quan Thường trực Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng là Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thông tin lại như sau:

Trả lời: Báo Quân đội nhân dân đã tìm hiểu nội dung câu hỏi của bạn và được Cơ quan Thường trực Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng là Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thông tin lại như sau:

Cán bộ, học viên Trường Sĩ quan Chính trị tham gia Hội thao thể dục thể thao do nhà trường tổ chức. Ảnh: qdnd.vn

Trường Sĩ quan Chính trị (tên dân sự là Trường Đại học Chính trị) có trụ sở tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 069.597.627; email: [email protected]; website: http://www.daihocchinhtri.edu.vn.

Ngày 14-1-1976, Trường Sĩ quan Chính trị quân sự được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-TM. Trường có nhiệm vụ đào tạo chính trị viên cho toàn quân.

Ngày 8-8-1995, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 687/QĐ-BQP, hợp nhất Trường Sĩ quan Chính trị quân sự với Học viện Chính trị quân sự.

Ngày 22-5-2008, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 69/2008/QĐ-BQP về việc thành lập Trường Sĩ quan Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng, trên cơ sở tách chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và quân số được giao nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội thuộc Học viện Chính trị quân sự.

Ngày 23-12-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2344/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Chính trị trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Chính trị.

Trường Sĩ quan Chính trị đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội tặng: Huân chương Quân công hạng Nhất; 2 Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhì; 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; Huân chương Hoàng gia Sahametrei của Vương quốc Campuchia...

Đội ngũ giảng viên của Trường Sĩ quan Chính trị có trình độ học vấn chuyên môn cao; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, huấn luyện và nghiên cứu khoa học; nhiều giảng viên đã qua thực tiễn chiến đấu. 100% giảng viên có trình độ đại học, trong đó có 75,87% trình độ sau đại học gồm: 8 phó giáo sư, 72 tiến sĩ, 314 thạc sĩ và 1 Nhà giáo Ưu tú.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.

Từ năm 2025, nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh dự kiến bỏ hoặc giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển điểm học bạ THPT khi tuyển sinh đầu vào bậc đại học chính quy.

Hiện nhiều trường đại học đã bắt đầu có những công bố dự kiến về kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 và định hướng những năm tiếp theo để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Trong đó, điểm mới đáng chú ý là nhiều trường sẽ tăng các phương thức xét tuyển riêng và giảm mạnh, thậm chí bỏ hẳn việc xét điểm kết quả học tập THPT (học bạ).

Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2025 trường sẽ duy trì 3 phương thức xét tuyển chính gồm: xét điểm thi tốt nghiệp THPT (40-50% chỉ tiêu); tổ chức và xét điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt (40-50% chỉ tiêu theo ngành); xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (10-15% chỉ tiêu).

Trong đó, trường sẽ bỏ hình thức xét kết hợp với điểm học bạ và xét điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức. Thay vào đó, kỳ thi này sẽ sử dụng xét tuyển độc lập cho hơn 30 ngành học của trường.

Kỳ thi được tổ chức với 6 bài thi, gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh. Cấu trúc các bài thi được điều chỉnh để phù hợp theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Trong đó, phần nội dung kiến thức chiếm 70-80% là chương trình lớp 12, còn lại là chương trình lớp 10 và 11.

Để xét tuyển, thí sinh cần thi tối thiểu 2 môn theo tổ hợp do trường quy định ở từng ngành. Điểm xét tuyển gồm một môn chính nhân hệ số 2 cộng với điểm môn còn lại trong tổ hợp.

Tương tự, từ năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng xác định giảm còn 3 phương thức tuyển sinh đại học, gồm: xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT. Đồng thời, khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp. Điều này đồng nghĩa với một số phương thức đánh giá kết quả điểm học bạ THPT của học sinh sẽ không còn được sử dụng.

Trường đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh cũng dự kiến tiếp tục dành 50-60% chỉ tiêu cho xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT năm 2025. Đáng chú ý, trường sẽ giảm chỉ tiêu cho xét điểm học bạ THPT lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12 xuống còn 15-20%. Số chỉ tiêu còn lại sẽ dành cho xét tuyển thẳng, xét điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, xét tuyển điểm đánh giá năng lực chuyên biệt của Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Một số trường đại học lớn ở khu vực phía Bắc cũng dự kiến không còn xét điểm học bạ như: Trường đại học Y Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Kinh tế Quốc dân…

Về lý do bỏ sử dụng điểm học bạ trong xét tuyển đại học từ năm 2025, theo các chuyên gia sử dụng điểm học bạ trong tuyển sinh theo đánh giá từ Bộ Giáo dục và Đào tạo là phương thức chưa bảo đảm chất lượng. Qua thống kê năm 2023, thí sinh trúng tuyển đại học bằng điểm học bạ có kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng thấp hơn nhiều so với trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Chưa kể, thực tế ở nhiều trường những năm gần đây đã có tình trạng “làm đẹp” điểm học bạ khi các trường đại học tăng chỉ tiêu cho xét điểm học bạ, hoặc cách đánh giá học bạ không có sự đồng nhất giữa các trường, giữa các địa phương nên chưa bảo đảm công bằng cho thí sinh ở các phương thức.