Thép phục hồi mạnh, nhưng triển vọng không chắc chắn Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) đưa ra Triển vọng thép thế giới trong năm 2017-2018. Worldsteel dự báo rằng nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng 1,3% đạt 1.535,2 triệu tấn trong năm 2017, sau tăng trưởng 1,0% trong năm 2016. Năm 2018, dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng 0,9% và sẽ đạt 1.548,5 triệu tấn.
Thép phục hồi mạnh, nhưng triển vọng không chắc chắn Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) đưa ra Triển vọng thép thế giới trong năm 2017-2018. Worldsteel dự báo rằng nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng 1,3% đạt 1.535,2 triệu tấn trong năm 2017, sau tăng trưởng 1,0% trong năm 2016. Năm 2018, dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng 0,9% và sẽ đạt 1.548,5 triệu tấn.
Thời gian qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Algieria, Hà Lan, Mexico đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, tháng 7/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục từ trước tới nay, với 2.828 USD/tấn, tăng 5,4% so với tháng 6/2023 và tăng 23,4% so với tháng 7/2022. Tính chung 7 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt mức 2.418 USD/tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong nửa đầu tháng 8/2023, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới giảm nhẹ. Nguyên nhân do Brazil đang thu hoạch rộ cà phê nên tăng lượng xuất khẩu, đã bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung cà phê Robusta từ Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà phân tích thị trường quốc tế nhận định xu hướng giảm của giá cà phê chỉ là yếu tố ngắn hạn. Về dài hạn, giá cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu tiếp tục gia tăng ở các thị trường trên thế giới. Bên cạnh đó, mức giá cạnh tranh của cà phê Robusta với cà phê Arabica cũng là lý do sản phẩm này được lựa chọn nhiều hơn.
Với nhận định trên, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 dự báo sẽ đạt khoảng 1,718 triệu tấn, với kim ngạch 4,2 tỷ USD. Theo các chuyên gia, kỳ vọng này xuất phát từ nhiều căn cứ. Trong đó, diện tích gieo trồng cà phê liên tục tăng trong thời gian qua, năm 2022 tăng 42,9% so với 2005. Sản lượng cà phê năm 2022 đạt 1,897 triệu tấn, tăng 7,5% so với 2020 và tăng 2,8% so với 2021.
"Đề án xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn quốc tế đang được triển khai trên diện tích 19.700ha tại 4 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum và Đắk Nông. Trong vùng dự án này có khoảng 64 HTX được hưởng thụ với 5.230 hộ dân sản xuất cà phê".
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Lượng cà phê xuất khẩu tăng mạnh, nếu năm 2000 đạt 734.000 tấn, thì đến năm 2010 đã đạt 1,218 triệu tấn, năm 2015 đạt 1,341 triệu tấn, năm 2020 đạt 1,565 triệu tấn và năm 2022 đạt 1,778 triệu tấn. Đặc biệt, năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam, với lượng xuất khẩu 1,78 triệu tấn và kim ngạch đạt kỷ lục 4,06 tỷ USD.
Nhằm nâng cao chất lượng và giá cà phê xuất khẩu, nâng tầm sản phẩm cà phê Việt trên thị trường thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương vùng Tây Nguyên đang thực hiện đề án xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn thế giới.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, cho biết hiện Việt Nam cũng là điểm đến của nhiều tập đoàn lớn đến sản xuất cà phê. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định cần phải xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn ở các vùng trọng điểm, nhằm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
“Vấn đề quan trọng nhất cần phải tập trung tổ chức lại sản xuất ở các vùng miền để nâng cao chất lượng, giá trị và thương hiệu cho cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của đề án là xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn của quốc tế và đặc biệt hướng đến cà phê giảm phát thải. Nội dung này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các địa phương xây dựng các tổ khuyến nông cộng đồng để hỗ trợ cho người dân sản xuất cà phê đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Những năm qua, ngành hàng cà phê được hưởng lợi rất lớn từ dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” (VnSAT), thực hiện từ năm 2015 – 2021, đã được quốc tế công nhận và vinh danh là dự án tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á.
Kết quả đến nay, dự án VnSAT đã đào tạo quy trình tái canh cà phê bền vững cho hơn 30.000 hộ dân với diện tích gần 30.000ha; có 25.000 hộ tiến hành tái canh với diện tích hơn 22.000ha. Trong số đó, gần 12.000ha có vay vốn tái canh từ chương trình tín dụng của dự án với tổng vốn vay hơn 2.000 tỷ đồng.
Những hỗ trợ của dự án về trang thiết bị và hạ tầng đã được các tổ chức nông dân đưa vào hoạt động có hiệu quả.
Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, cho biết thực hiện Đề án phát triển cà phê bền vững, đến nay đã có gần 46.000ha cà phê ở Đắk Lắk được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận của Việt Nam và quốc tế. Tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất cà phê bền vững cho 17.508 hộ nông dân, đang quản lý diện tích 19.773ha cà phê. Toàn tỉnh có 54 tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế, với diện tích hơn 6.000ha.
Là địa phương trồng cà phê lớn của cả nước với diện tích trên 98 ngàn ha, ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, cho biết hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 46.000 ha sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn: VietGAP, 4C, Organic, Rain Forest...
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 35-2023 phát hành ngày 28-08-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam