Sản Xuất Điện Gió Ở Việt Nam

Sản Xuất Điện Gió Ở Việt Nam

Đoàn công tác của Chính phủ Singapore làm việc với công ty PTSC về Dự án đầu tư và xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu điện sạch sang Singapore. Ảnh: Baochinhphu.vn

Đoàn công tác của Chính phủ Singapore làm việc với công ty PTSC về Dự án đầu tư và xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu điện sạch sang Singapore. Ảnh: Baochinhphu.vn

Những cột mốc chính cho dự án xuất khẩu điện sang Singapore

Ngày 10/2/2023 tại Singapore, Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến PTSC và SCU ký thỏa thuận hợp tác đầu tư, xuất khẩu điện sang Singapore từ nguồn năng lượng sạch ngoài khơi Việt Nam.

Ngày 29/8/2023 tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trao quyết định về việc chấp thuận hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển (giấy phép khảo sát) cho PTSC để triển khai dự án.

Ngày 24/10/2023 tại Tuần lễ năng lượng quốc tế Singapore 2023, SCU được Cơ quan Quản lý thị trường năng lượng của Singapore trao giấy chấp thuận có điều kiện để nhập khẩu điện sạch từ Việt Nam.

Trên cơ sở đó, SCU và PTSC bắt tay vào khảo sát, đề xuất phát triển dự án và đệ trình các cấp có thẩm quyền hồ sơ phê duyệt theo quy định có liên quan để có thể xin Giấy phép xuất khẩu từ Chính phủ Việt Nam và Giấy phép nhập khẩu từ Chính phủ Singapore.

Deco Vina Tham Dự Lễ Khai Trương Chi Nhánh Mới Của Công Ty Cổ Phần Vietsafe Tại TP. Hồ Chí Minh – Ký Kết Hợp Tác Chiến Lược Phát Triển...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yi-Hua Lu, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Công ty Corio thuộc Tập đoàn Macquarie

Tại cuộc gặp Thủ tướng, lãnh đạo Công ty Corio trình bày kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, bày tỏ quan tâm nghiên cứu để đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng khác trong tương lai. Công ty Corio cũng đề xuất Việt Nam cho phép triển khai dự án thí điểm điện gió ngoài khơi.

Macquarie (1969) là tập đoàn tài chính đa ngành, đa quốc gia có trụ sở và được niêm yết tại Úc, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư tài chính và phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện nay, Macquarie có hơn 21.000 nhân viên hoạt động tại 34 quốc gia, với tổng tài sản quản lý hơn 573,5 tỉ USD. Năm 2023, lợi nhuận ròng của tập đoàn đạt 3,4 tỉ USD.

Corio Generation (2012) là công ty con thuộc Tập đoàn Macquarie hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển điện gió ngoài khơi. Hiện nay, Corio đang quản lý một trong những danh mục điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới với hơn 30 GW đã đi vào vận hành tại một số quốc gia như Anh, Na Uy, Thụy Điển…

Công ty Corio đã tham gia nghiên cứu phát triển một số dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam từ năm 2019, đồng thời với vai trò là thành viên Liên minh Tài chính Glasgow vì Mục tiêu Phát thải ròng bằng "0" (GFANZ), Corio hiện đang phối hợp với một số đối tác huy động nguồn lực cho các dự án chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Thủ tướng mong muốn Corio đa dạng hóa đối tác tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và đánh giá cao hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả của Macquarie nói chung và Công ty Corio Generation nói riêng trong thời gian qua.

Thủ tướng đề nghị Corio xây dựng đề án thí điểm gửi ngay các cơ quan, giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo xử lý, giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đề nghị tập đoàn phối hợp với các bộ, ngành, đối tác liên quan phía Việt Nam nghiên cứu triển khai khẩn trương các dự án cụ thể trong thời gian tới, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên, trong đó điều quan trọng là giá thành điện gió phải phù hợp, các bên cùng có lợi.

Thủ tướng cũng mong muốn Corio đa dạng hóa đối tác tại Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoặc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng là doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió. Đồng thời, Thủ tướng cho biết Việt Nam muốn phát triển ngành công nghiệp điện gió, do đó đề nghị tập đoàn chú trọng hỗ trợ, chuyển giao công nghệ chứ không chỉ đầu tư.

"Chính phủ, các bộ, ngành của Việt Nam cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để các nhà đầu tư hoạt động, kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam", Thủ tướng nói.

Theo báo cáo của World Bank Group và tư vấn BVG Associates cho thấy: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hoàn toàn có đầy đủ năng lực để thực hiện toàn bộ công việc liên quan đến ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi (ngoại trừ cung cấp tua bin, cáp ngầm, máy biến áp). Đặc biệt, nhờ vào thế mạnh cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực, PVN có những lợi thế để tiết kiệm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao hơn cho các dự án điện gió ngoài khơi trong cả vai trò chủ đầu tư và tổng thầu... Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Với việc được trao Quyết định nói trên, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã trở thành nhà đầu tư đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép triển khai đầy đủ các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển để phát triển dự án điện gió ngoài khơi.

Trên cơ sở chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, PTSC sẽ triển khai các công tác đo gió, khảo sát biển và khảo sát địa chất tại một số khu vực ngoài khơi vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thu thập các dữ liệu cần thiết phục vụ công tác đầu tư, phát triển dự án.

Sự kiện nói trên cũng là dấu mốc quan trọng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023) và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược (2013 - 2023) giữa Việt Nam và Singapore, hiện thực hóa bản ghi nhớ xây dựng đối tác kinh tế xanh - kinh tế số giữa hai quốc gia.

Trước đó, vào ngày 10/2/2023, PTSC và đối tác SCU cũng đã công bố bản Thỏa thuận phát triển chung (JDA) giữa hai công ty trong việc hợp tác đầu tư phát triển dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu sang Singapore. Buổi lễ công bố cũng là sự kiện hợp tác doanh nghiệp duy nhất mà Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chứng kiến trong chuyến thăm chính thức sang Singapore.

Bên cạnh việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi, PTSC cũng là nhà thầu cung cấp hầu hết các công đoạn dịch vụ cho các dự án này (bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, mua sắm, thi công chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa).

Đối với công tác thiết kế, mua sắm, thi công chế tạo (EPC), PTSC hiện đang triển khai các dự án chế tạo chân đế trụ điện gió và trạm biến áp điện gió ngoài khơi tại châu Âu (khu vực biển Baltic) và Đài Loan cho các chủ đầu tư hàng đầu thế giới, đặc biệt là dự án chế tạo và cung cấp 33 chân đế trụ điện gió cho khách hàng châu Âu với công nghệ tiên tiến lần đầu tiên được triển khai thực hiện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng giá trị các hợp đồng về năng lượng tái tái tạo ngoài khơi mà PTSC đã trúng thầu và đang thực hiện đạt trên 1 tỷ USD./.