Nhóm Doanh Nhân

Nhóm Doanh Nhân

-Có kinh nghiệm quản lý đội nhóm

-Có kinh nghiệm quản lý đội nhóm

Tăng niềm vui và sự hài lòng trong công việc

Làm việc nhóm mang lại nhiều niềm vui và sự hài lòng hơn so với làm việc một mình. Trung bình, nhân viên hài lòng hơn 17% với công việc của họ khi tham gia vào nhóm tại nơi làm việc. Khi bạn cùng chia sẻ mục tiêu và thành công với đồng đội, bạn cảm thấy mình là một phần của một điều lớn lao. Những hoạt động nhóm như thảo luận, động não và giải quyết vấn đề cùng nhau giúp công việc trở nên thú vị và đa dạng hơn. Sự hỗ trợ và động viên lẫn nhau cũng giúp giảm bớt căng thẳng, làm tăng sự hài lòng và động lực làm việc.

Theo nghiên cứu của Đại học Warwick, những nhân viên hạnh phúc có năng suất cao hơn đến 20 phần trăm so với những nhân viên không hạnh phúc. Thông qua khảo sát hơn 1000 thành viên trong nhóm ở các ngành nghề khác nhau, việc tham gia nhóm giúp họ cởi mở, trung thực, tôn trọng lẫn nhau và có chỉ số hạnh phúc cao hơn 80%.

Tăng niềm vui và sự hài lòng với công việc là ý nghĩa làm việc nhóm

Khi các thành viên trong nhóm chia sẻ tài nguyên, kỹ năng và kiến thức, công việc được thực hiện hiệu quả hơn và giảm thiểu lãng phí. Sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên giúp giảm thiểu sai sót và tăng năng suất lao động, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo, tuyển dụng và các chi phí khác liên quan đến quản lý.

Nghiên cứu của SaaS năm 2020 về lợi ích làm việc nhóm cho thấy, các tổ chức trong nhiều ngành công nghiệp đã tiết kiệm hơn 712 đô la so với chi phí cấp phép và giảm chi phí kinh doanh lên đến 10 triệu bảng Anh mỗi năm.

Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực

Trong một doanh nghiệp, mỗi phòng ban sẽ có nhiều nhân viên và mỗi người đảm nhận một chức vụ riêng biệt. Khi sử dụng hình thức làm việc nhóm thích hợp họ sẽ cùng tạo nên văn hóa đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Khi các thành viên cảm thấy mình được đánh giá cao và là một phần của một cộng đồng, họ sẽ có động lực để cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty. Đây cũng chính là ý nghĩa của làm việc nhóm.

Teamwork tốt giúp tạo ra môi trường làm việc có văn hóa tích cực

Lợi ích của làm việc nhóm vô cùng rõ ràng và thiết thực cho cả các cá nhân và doanh nghiệp. Nhờ sự hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau, mỗi thành viên trong nhóm có thể phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và đạt được những thành công chung. Doanh nghiệp cũng có thể gặt hái nhiều lợi ích từ việc xây dựng văn hóa làm việc nhóm hiệu quả, bao gồm tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tạo dựng uy tín thương hiệu.

Người từng tiếp xúc với Giản Tư Trung (ảnh), dù chỉ thoáng qua vẻ bề ngoài cũng cảm nhận sự khác thường: nhỏ người, thường mặc sơ mi màu đen, cổ áo cài cao khiến anh nổi bật. Nhiều người gọi Giản Tư Trung là thầy, vì anh là Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE (PACE). Dù trong vai trò ông thầy, doanh nhân, diễn giả hay chuyên gia tư vấn, anh đều ghi dấu ấn của mình, cho nên không dễ nhận diện đâu là sở trường của anh.

Người từng tiếp xúc với Giản Tư Trung (ảnh), dù chỉ thoáng qua vẻ bề ngoài cũng cảm nhận sự khác thường: nhỏ người, thường mặc sơ mi màu đen, cổ áo cài cao khiến anh nổi bật. Nhiều người gọi Giản Tư Trung là thầy, vì anh là Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE (PACE). Dù trong vai trò ông thầy, doanh nhân, diễn giả hay chuyên gia tư vấn, anh đều ghi dấu ấn của mình, cho nên không dễ nhận diện đâu là sở trường của anh.

Giản Tư Trung học giỏi từ nhỏ, nhưng không phải mọt sách vì rất tích cực tham gia các hoạt động của trường và xã hội. Thời sinh viên ngoài việc học, công tác Đoàn, anh còn làm thêm nhiều nghề.

Khi có trong tay lưng vốn, anh mở cơ sở sản xuất nhựa. Thương vụ làm ăn đầu đời của chàng thanh niên đam mê kinh doanh không diễn ra như ý muốn do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng quản lý điều hành… và hiếu thắng.

Tạm gác ý định làm chủ, Giản Tư Trung đi làm thuê để tích lũy kinh nghiệm. Trong giai đoạn này anh thử làm một số dự án riêng, nhưng rốt cuộc không đi đến đâu.

“Lúc đó, không chỉ qua nhận xét của nhiều người, mà chính tôi cũng cảm thấy mình phù hợp với việc làm thuê hơn làm chủ. Nhiều công việc tại các cơ quan nhà nước hay tập đoàn nước ngoài rất phức tạp, nhưng tôi đều hoàn thành, dù ở cấp nhân viên hay quản lý. Nhưng hễ làm riêng là có vấn đề, làm đến đâu hỏng việc đến đó. Nhưng người Nghệ An chúng tôi quật cường lắm, không vật ngã nổi đâu” - anh Trung quả quyết.

Trong quá trình tích lũy “doanh trí”, anh nhận thấy rất nhiều vấn đề nếu được người chỉ dẫn, hệ thống hóa sẽ rất mau tiếp thu và đưa vào áp dụng, thay vì phải mất thời gian tìm tòi, thử nghiệm.

Nhớ lại khoảng thời gian hơn 10 năm về trước, anh kể: “Ít ai nghĩ đến chuyện doanh nhân đi học để áp dụng cho công việc hay nâng cao chất lượng quản lý. Doanh nhân xách cặp đến lớp phần lớn để củng cố bằng cấp, còn thực học rất ít. Từ phát hiện đó, tôi bắt đầu thai nghén ý tưởng thành lập một trường thực học dành cho doanh nhân”.

Từ ý tưởng đến thực tế với một người đã có nhiều “phốt” thất bại như Giản Tư Trung rất gian nan. Ngay cả người thân cũng tỏ ra dè dặt với anh trong việc hỗ trợ vốn, vì cho rằng đây là ý tưởng quá mới và quá mạo hiểm.

Một số bạn bè trước mặt khen anh dũng cảm, nhưng sau lưng lại nói: “Nó sẽ dẹp tiệm sớm thôi!”. Nhưng Trung đã bỏ ngoài tai những lời bàn ra, cương quyết thực hiện ý tưởng của mình. Năm 2000, PACE ra đời trong sự ngờ vực.

Làm nhiều ngành nghề tại nhiều loại hình doanh nghiệp, Giản Tư Trung đã nắm bắt được doanh nhân nào cần những kỹ năng gì. Anh chiêu sinh những khóa học đầu tiên của PACE với nội dung giải quyết những cái thiếu mà doanh nhân không tiện nói ra hoặc không nơi nào cung cấp.

Năm đầu tiên, lượng học viên đến với PACE không nhiều. Khoảng thời gian khó khăn này, Giản Tư Trung nhận được ý kiến tư vấn nên kết hợp với một trường đại học có tiếng để tạo chỗ đứng, để từ đó đảm bảo được số lượng học viên.

Nhưng người sáng lập PACE lại kiên quyết: “Đứng chung với một đơn vị danh tiếng hơn đồng nghĩa với việc mình bị lệ thuộc. Sau này nếu muốn “dứt” ra cũng khó. PACE ra đời với tiêu chí riêng của mình nên cần phải độc lập để theo đuổi”.

PACE kiên trì từng bước, củng cố đội ngũ giảng viên là những chuyên gia có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế, bắt mạch được nhu cầu của người học. Từ năm thứ 2, số lượng học viên đến với PACE tăng đáng kể.

Những học viên ban đầu còn hồ nghi về hoạt động của PACE, thậm chí đánh giá thấp về ông hiệu trưởng, chỉ sau thời gian ngắn đã tâm phục khẩu phục về chất luợng giảng dạy. Chính vì vậy, PACE đã thu hút nhiều học viên là những doanh nhân có tiếng.

Tham vọng của Giản Tư Trung không dừng tại đó, anh lập luận: “Học sinh, sinh viên đi học để thay đổi cuộc đời mình, nhưng doanh nhân thực học có thể thay đổi cả xã hội. Doanh nhân có tố chất kinh doanh tốt nhưng nền tảng văn hóa không vững, rất dễ dẫn đến làm ăn chụp giật, không tạo ra giá trị thực cho xã hội".

Vấn đề đặt ra với Giản Tư Trung lúc này là nếu đưa những môn học như đạo đức kinh doanh nặng tính lý thuyết, dạy đời, doanh nhân rất khó chấp nhận. Để đam mê và học thực sự, doanh nhân cũng cần thấy được những lợi ích mình sẽ thu về.

Chính vì vậy, vào năm 2006, anh đã cùng đồng sự triển khai dự án khảo cứu 20 doanh nhân xuất chúng của thế giới và 4 doanh nhân tiêu biểu trong lịch sử của nền kinh thương Việt Nam.

GS. Michael Porter diễn thuyết tại hội thảo với chủ đề “Chiến lược cạnh tranh ngày nay”do PACE tổ chức.

Ròng rã 2 năm, dự án hoàn thành với những thống kê, kết luận được đưa vào học thuật của PACE, trong đó có một chứng minh quan trọng: Những người giàu nhất và được nể trọng nhất đều tuân theo công thức: “Cho trước, nhận sau, thậm chí có người nghĩ cho xã hội nhiều hơn cả bản thân”.

Thí dụ Steve Jobs, CEO quá cố của Apple, đã mê hoặc cả thế giới với những tuyệt tác công nghệ như iPhone, iPad, iPod, iMac… và đương nhiên rất giàu. Nhưng khi phóng viên hỏi trong túi ông có bao nhiêu tiền, ông chỉ lấy ra vài đồng lẻ. Lý do là doanh nhân huyền thoại này chỉ tập trung cho những ý tưởng, sáng chế với mục đích thay đổi thế giới.

Chính từ dự án nói trên, PACE đã đào tạo những kỹ năng cho doanh nhân, nhà quản lý để vừa nâng cao hiệu quả trong công việc nhưng song hành với đó là những điều tốt đẹp, chuẩn mực cho xã hội. Những nội dung “khó nuốt” đều được lồng ghép một cách hợp lý vào các chương trình để thẩm thấu dần vào học viên thay vì tạo ra môn học riêng.

Ông GIẢN TƯ TRUNG, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE

Để tiếp tục củng cố, bổ trợ hoạt động đào tạo, PACE tiến vào lĩnh vực tổ chức các hội thảo quốc gia và quốc tế. Mục tiêu của hoạt động này nhằm phổ biến những tư tưởng kinh doanh lỗi lạc, cấp tiến và tạo môi trường để doanh nhân, học giả, trí thức cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

Năm 2007, PACE gây tiếng vang khi “thỉnh” được “cha đẻ” của marketing hiện đại Philip Kotler đến Việt Nam để diễn thuyết. “Tôi đã có ý tưởng này từ năm 2003, đến năm 2005 mới gặp được Philip Kotler và mất 1 năm thuyết phục để ông nhận lời. PACE không thể nào trả thù lao ngang giá như những quốc gia khác, vì để nghe vị giáo sư lỗi lạc trên nói chuyện một buổi tại Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Á, mỗi người nghe phải đóng số tiền hơn 1.000USD.

Tôi và các cộng sự đã cố gắng thuyết phục Philip Kotler rằng những tư tưởng về marketing của ông đã được rất nhiều doanh nhân Việt Nam học hỏi, đón nhận. Việc ông tới đây chính là góp phần nâng cao tri thức của doanh nhân.

Ngoài ra, PACE cũng bị vặn vẹo khá nhiều để chứng minh năng lực và chiến lược đào tạo của mình. Họ rất giàu, mình còn “nghèo” nên sẵn sàng giúp, nhưng chúng ta phải chứng minh được nền tảng, khả năng tiếp nhận để sự hỗ trợ của họ phát huy tác dụng” - Giản Tư Trung nhớ lại.

Sau đó, PACE tiếp tục mời được những nhà kinh tế tầm cỡ thế giới khác như GS. Michael Porter (cha đẻ chiến lược cạnh tranh), Paul Krugman (Nobel Kinh tế 2008), Dave Ulrich (bậc thầy về quản trị nhân sự).

Hiện nay, PACE đã trở thành một tổ hợp giáo dục với sức mạnh đáng nể, ngoài 3 hoạt động chính là đào tạo, hội thảo và nghiên cứu xuất bản, PACE còn điều hành một loạt dự án giáo dục phi lợi nhuận khác như: Hạt giống lãnh đạo (IPL), Quản trị cuộc đời (LMP), Sách hay…

Gần đây, Giản Tư Trung còn thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED). Phạm vi nghiên cứu của IRED trải đều trên các cấp học với mong muốn của người đứng đầu là góp phần canh tân nền giáo dục nước nhà.

Nghe đến đây, nhiều người sẽ nghĩ về một người quá ôm đồm, thậm chí viển vông. Tôi thử đặt ra với Viện trưởng IRED vấn đề chất lượng cũng như đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên đang xuống cấp để xem cách giải quyết như thế nào.

Trầm ngâm một chút, anh đáp: “Nói đi cũng phải nói lại, trách họ nhưng cũng phải thấy rằng cơ chế của nền giáo dục cũng còn nhiều bất cập. Nhưng để thay đổi và cải tổ một hệ thống là điều không đơn giản, vậy trước tiên mỗi giáo viên phải thay đổi chính mình. Nhưng không phải ai cũng có thể tự vượt qua, mình phải giúp họ, giúp bằng sức lực và cái tâm.

Tôi vẫn thường tổ chức những buổi nói chuyện với giáo viên, học sinh tại các trường phổ thông về dạy học và cách học. Những buổi nói chuyện này đều được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, lắm khi kéo dài từ sáng đến chiều, nhưng tất cả đều miễn phí. Tôi có nguyên tắc nói chuyện tại các doanh nghiệp, hội thảo tất nhiên phải có thù lao, nhưng đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên tất cả đều miễn phí”.

Theo Trung, một doanh nhân muốn hoạt động kinh doanh bền vững, được mọi người nể trọng chỉ có cách duy nhất là phải thực học, để đạt đến thực học phải khổ học. Chính anh đã rất nhiều lần thất bại, rồi chấp nhận làm thuê, PACE cũng là dự án thành công đối với một người tuổi đời không còn trẻ như anh.

Giản Tư Trung đã khổ học để học được những cái thực. Những ai tham gia chương trình Hạt giống lãnh đạo (IPL) của PACE đều phải “lắc đầu, lè lưỡi” trước chương trình học rất nặng, thậm chí có người nghỉ làm để đi học. Giản Tư Trung hay sử dụng 2 từ “thực học” và “khổ học” để chia sẻ với mọi người, dường như nó chính là cái tôi tạo nên tính cách của anh.

Tầng 7 Tòa nhà - VP HCMCC số 2B Văn Cao, Hà Nội (Góc ngã tư Văn Cao Thụy Khuê)

253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, TP HCM (khúc Trần Quốc Thảo)

Email: [email protected]