ऐसा लगता है कि आप बहुत तेज़ी से काम करके इस सुविधा का दुरुपयोग कर रहे हैं. आपको इसका उपयोग करने से अस्थायी रूप से ब्लॉक कर दिया गया है.
ऐसा लगता है कि आप बहुत तेज़ी से काम करके इस सुविधा का दुरुपयोग कर रहे हैं. आपको इसका उपयोग करने से अस्थायी रूप से ब्लॉक कर दिया गया है.
Ðồng bào H'Mông ở xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, trồng cây dược liệu cát cánh để giảm nghèo bền vững. (Ảnh: TL)
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, kết quả thực hiện Tiểu dự án 4.3 tại 52 địa phương trong năm 2022 cho thấy, việc ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn (đầu tư phát triển và sự nghiệp) cho các đơn vị thực hiện còn chậm. Điều này dẫn đến khó khăn trong thực hiện các hoạt động có liên quan, nhất là đối với các địa phương trong việc phân bổ kinh phí, xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm và cả giai đoạn.
Về ngân sách thực hiện, trong năm 2022, vốn đầu tư phát triển được phân bổ 52 tỷ đồng thực hiện tại 47/63 địa phương. Vốn sự nghiệp phân bổ 140,823 tỷ đồng, trong đó thực hiện tại Trung ương là 11 tỷ đồng và thực hiện tại 47/63 địa phương là 129,823 tỷ đồng.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn (đầu tư phát triển và sự nghiệp) cho các đơn vị thực hiện còn chậm. Điều này dẫn đến khó khăn trong thực hiện các hoạt động có liên quan, nhất là đối với các địa phương trong việc phân bổ kinh phí, xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm và cả giai đoạn.
Vào năm 2023, vốn đầu tư phát triển là gần 183 tỷ đồng phân bổ thực hiện tại 47/63 địa phương. Vốn sự nghiệp là hơn 351 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện tại Trung ương là khoảng 18,5 tỷ đồng và phân bổ 47/63 địa phương là 343 tỷ đồng.
Năm qua, 37/52 địa phương được cấp thẩm quyền tại địa phương phân bổ vốn đầu tư hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu và đang triển khai thực hiện.
Trong đó, 17/37 địa phương đã bổ sung kinh phí đối ứng với 1,637 tỷ đồng; 7/37 địa phương đã triển khai giải ngân. Các địa phương còn lại đều chưa giải ngân được kinh phí.
Các địa phương đã triển khai hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu người tìm việc - việc tìm người. Tuy nhiên, mới 3 trong số 52 địa phương báo cáo kết quả.
Một số địa phương tổ chức 234 phiên/ngày hội việc làm với khoảng 1.700 doanh nghiệp tham gia và tư vấn, cung cấp thông tin, giới thiệu việc làm cho gần 22,3 nghìn lao động vùng nghèo, vùng khó khăn.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế khác trong triển khai Tiểu dự án 4.3.
Cụ thể, hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu tại Tiểu dự án 4.3 có mục tiêu tập trung thực hiện tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Tuy nhiên, một số địa phương đã phân bổ vốn về cho các cơ quan cấp huyện, do vậy đến nay chưa thể triển khai thực hiện.
Ngoài ra, Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định “quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác” gồm hoạt động “thiết kế, tổ chức cơ sở dữ liệu về người lao động” và “thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu”.
Tuy vậy, Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính chưa quy định mức chi cho các hoạt động trên. Do vậy, rất khó khăn trong quá trình bố trí, sử dụng kinh phí cho hoạt động nêu trên tại các địa phương. Hiện chưa có hướng dẫn công tác thu thập thông tin về người lao động theo mẫu số 03 Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH.
Một số địa phương chưa phân bổ kinh phí đối ứng nhằm thực hiện Tiểu dự án 4.3. Một số địa phương đã phân bổ nhưng còn rất hạn chế chưa bảo đảm theo quy định.
Các địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chấp hành chế độ thông tin báo cáo theo đúng quy định, chưa phản ánh hết các chỉ tiêu, nội dung hoạt động cần báo cáo dẫn đến khó khăn trong quá trình tổng hợp đánh giá.
Thời gian tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị cần chú trọng một số giải pháp sau.
Cục Việc làm phối hợp chia sẻ, hướng dẫn các sở lao động-thương binh và xã hội các tỉnh/thành phố thực hiện đầy đủ các hoạt động trong Tiểu dự án 4.3 theo đúng quy định; thực hiện hiệu quả lồng ghép với các chương trình, dự án đẩy mạnh giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động khác.
Tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là đối với chế độ báo cáo Tiểu dự án bảo đảm chính xác, kịp thời, đầy đủ.
Toàn cảnh thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức - Ảnh: UBND huyện Châu Đức cung cấp
Tối 9-8, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Hoàng Nguyên Dinh - bí thư huyện ủy Châu Đức cho biết từ vùng quê nghèo với đa số xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn sau 30 thành lập đến nay Châu Đức đã trở thành vùng nông thôn trù phú.
Huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 và đến cuối năm 2023 huyện này không còn hộ nghèo theo chuẩn tỉnh (cao hơn chuẩn quốc gia).
Đặc biệt là chất lượng cuộc sống của người dân huyện này ngày càng được nâng cao với thu nhập bình quân hiện nay khoảng 85 triệu đồng/người/năm.
Bộ mặt đô thị của vùng đất trù phú cũng khởi sắc rõ nét. Hiện Châu Đức có hai đô thị là thị trấn Ngãi Giao, Kim Long và trong tương lai sẽ có thêm Suối Nghệ, Cù Bị.
Con đường hoa mai nổi tiếng ở trung tâm thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức vàng rực mỗi dịp xuân về - Ảnh: ĐÔNG HÀ
Ông Hoàng Nguyên Dinh khẳng định kim chỉ nam trong mọi hành động của huyện Châu Đức là lấy chất lượng cuộc sống của người dân làm tiêu chí phấn đấu hàng đầu, lấy con người làm yếu tố trung tâm.
"Mỗi người dân đều có quyền hưởng thụ những thành quả trong công cuộc đổi mới với đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần. Đó là tinh thần chung cho sự phát triển hiện nay và tương lai của huyện nhà", bí thư Châu Đức nói.
Một trường học ở huyện Châu Đức - Ảnh: UBND huyện Châu Đức cung cấp
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh đánh giá cao và tự hào khi từ một huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp nhưng đến nay Châu Đức đã phát triển bứt phá, trở thành vùng nông thôn trù phú với những kết quả khá toàn diện và ấn tượng.
Ông Phạm Viết Thanh đề nghị huyện Châu Đức phải đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Song song đó phải giữ vững, phát triển vùng đệm nông nghiệp và cân bằng sinh thái, gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước.
Từ huyện nghèo ngày nay Châu Đức đã thành vùng nông thôn mới trù phú - Ảnh: UBND huyện Châu Đức cung cấp
Bí thư Bà Rịa - Vũng Tàu cũng yêu cầu Châu Đức hoàn thiện hạ tầng giao thông, cải cách hành chính, chuyển đổi số, thúc đẩy năng lượng sạch, tái tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,v,v… Đồng thời tiếp tục thực hiện mục tiêu chăm lo phát triển toàn diện con người và văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, an sinh xã hội,…
Với việc các dự án giao thông kết nối liên vùng đang được triển khai và sân bay Long Thành sẽ đi vào hoạt động thì sau năm 2030, Châu Đức sẽ giữ vị trí quan trọng trên trục hành lang công nghiệp - đô thị - dịch vụ từ cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) đến cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và TP Vũng Tàu.
Năng lượng xanh, tái tạo ở huyện Châu Đức - Ảnh: UBND huyện Châu Đức cung cấp
Với những lợi thế như trên và quyết tâm của con người, đến năm 2050 Châu Đức hoàn toàn có thể trở thành khu vực kinh tế năng động, với các ngành công nghiệp đa dạng, tiên tiến, các ngành dịch vụ hiện đại. Và Châu Đức sẽ là vực nông thôn trù phú, phát triển theo các mô hình nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, bền vững.