Diện tích là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất đến vị thế toàn cầu của một quốc gia. Trong thực tế, nhiều quốc gia nhỏ về diện tích, như Singapore hay Thụy Sĩ, vẫn có thể khẳng định vị thế toàn cầu mạnh mẽ thông qua chính sách ngoại giao hiệu quả, phát triển kinh tế bền vững và sự đổi mới sáng tạo.
Diện tích là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất đến vị thế toàn cầu của một quốc gia. Trong thực tế, nhiều quốc gia nhỏ về diện tích, như Singapore hay Thụy Sĩ, vẫn có thể khẳng định vị thế toàn cầu mạnh mẽ thông qua chính sách ngoại giao hiệu quả, phát triển kinh tế bền vững và sự đổi mới sáng tạo.
Theo Wikipedia, tổng diện tích bề mặt Trái Đất là 510.000.000 km2. Trong đó, diện tích đất liền là 149.000.000 km2, được chia thành nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ riêng biệt. Diện tích các nước trên thế giới đã được công bố chính thức trong các văn kiện quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ranh giới và lãnh thổ.
Dưới đây là bảng xếp hạng diện tích các nước trên thế giới được sắp xếp theo thứ tự từ diện tích lớn nhất đến diện tích nhỏ nhất:
Có thể bạn chưa biết, diện tích các nước có thể thay đổi theo thời gian do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Khi nhắc đến các quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới, nhiều người thường nghĩ ngay đến Trung Quốc, Nga và Canada. Thế nhưng, bạn có biết đâu là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng diện tích các nước trên thế giới hiện nay?
Với tổng diện tích lên đến 17,098,246 km2, Liên Bang Nga được biết đến là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Diện tích rộng lớn mang đến cho quốc gia này cảnh quan đa dạng, từ những vùng đồng bằng rộng lớn, các cánh rừng taiga cho đến những dãy núi cao đồ sộ.
Canada là nước đứng thứ 2 thế giới về diện tích (chỉ sau Nga) với tổng diện tích lên đến 9,984,670 km2. Quốc gia này nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, từ các cánh rừng nguyên sinh, những ngọn núi rocky hùng vĩ cho đến các hồ nước trong xanh.
Ngoài nổi bật với diện tích rộng lớn, Canada còn được biết đến là quốc gia có nhiều hồ nước nhất trên thế giới (khoảng 3 triệu hồ nước). Phần lớn diện tích đất liền của quốc gia này vẫn còn hoang sơ, ít bị khai thác bởi con người.
Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất tại Châu Á và đứng thứ ba trên thế giới với tổng diện tích khoảng 9,596,960 km2. Ngoài ra, quốc gia này cũng dẫn đầu về dân số với hơn 1,4 tỷ dân và là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Diện tích rộng lớn cùng nguồn nhân lực dồi dào đã giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị và văn hóa, với tầm ảnh hưởng lan rộng trên nhiều lĩnh vực quốc tế.
Xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng diện tích các nước trên thế giới là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với tổng diện tích khoảng 9,525,067 km2. Diện tích rộng lớn top đầu thế giới giúp Hoa Kỳ sở hữu nhiều dạng địa hình và khí hậu đa dạng. Sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên và không gian phát triển đã góp phần làm nên sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị của Hoa Kỳ trên toàn cầu.
Với diện tích 8,510,346 km2, Brazil được biết đến là quốc gia lớn nhất tại Nam Mỹ và xếp thứ 5 về diện tích trên thế giới. Chiếm phần lớn diện tích của quốc gia này là rừng nhiệt đới Amazon, được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất. Sự rộng lớn về diện tích mang lại cho Brazil lợi thế về sản xuất nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản.
Với vai trò là một trong những nền kinh tế hàng đầu tại khu vực, Brazil đang đóng góp tích cực vào các vấn đề chính trị, kinh tế và môi trường toàn cầu.
Nước Úc nằm ở Nam bán cầu, bao gồm lục địa Úc và một số bán đảo lớn. Tổng diện tích của quốc gia này là 7,741,220 km2, đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng diện tích thế giới. Thành phố lớn nhất của Úc là Sydney, đồng thời cũng là thành phố đông dân nhất của nước này.
Úc nổi bật với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản, nông nghiệp và du lịch. Sự ảnh hưởng từ nhiều nguồn gốc dân cư khác nhau cũng mang đến cho quốc gia này một nền văn hóa pha trộn đa dạng và đặc sắc.
Ấn Độ là quốc gia có diện tích lớn thứ 7 thế giới với tổng diện tích khoảng 3,287,263 km2. Ngoài ra, đất nước Ấn Độ còn được biết đến với dân số đông thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Ấn Độ không chỉ có nguồn nhân lực dồi dào mà còn sở hữu trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng diện tích các nước trên thế giới là Argentina với tổng diện tích 2,780,400 km2. Đây là một quốc gia nằm ở Nam Mỹ, nổi tiếng với nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt trong sản xuất thịt bò và rượu vang. Ngoài ra, Argentina cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn nhờ văn hóa phong phú và lịch sử đa dạng.
Kazakhstan là một quốc gia thuộc vùng Trung Á, có diện tích khoảng 2,724,910 km2 và xếp thứ 9 trong danh sách các quốc gia lớn nhất thế giới. Chiếm phần lớn diện tích của nước này là địa hình thảo nguyên Kazakhstan, vùng thảo nguyên lớn nhất thế giới hiện nay. Kazakhstan cũng nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản.
Đứng top 10 trong bảng xếp hạng diện tích thế giới là Algeria, một quốc gia ở Bắc Phi có diện tích 2,381,741 km2. Phần lớn diện tích Algeria là sa mạc Sahara, trải dài với những cồn cát khổng lồ cùng khí hậu khắc nghiệt đặc trưng. Tuy nhiên, nước này cũng sở hữu nhiều dãy núi và đồng bằng màu mỡ ở phía Bắc, nơi tập trung đông dân cư sinh sống và hoạt động kinh tế.
Dưới đây là danh sách 10 quốc gia mà người dân chi tiêu cho du lịch nhiều nhất thế giới.
Bạn đang cân nhắc lựa chọn một nơi lưu trú tốt cho kỳ nghỉ sắp tới, bạn muốn hưởng trọn các dịch vụ đẳng cấp, sang trọng nhưng chưa nắm rõ tiêu chuẩn khách sạn 5 sao và 4 sao có gì khác biệt. Những tiêu chí để làm nên “diện mạo” cho một khách sạn 5 sao trên thế giới như thế nào? Ở khách sạn 5 sao bạn sẽ được trải nghiệm những tiện ích xa hoa nào? Tất cả sẽ được QT Green chia sẻ qua bài viết này, chúng mình cùng tìm hiểu nhé.
I. SỰ RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA XẾP HẠNG SAO KHÁCH SẠN
1. Sự ra đời tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn
Vào năm 1962, Tổ chức Du lịch Thế Giới UNWTO (World Tourism Organization) đã tiến hành xây dựng một hệ thống hotel rating để xếp hạng khách sạn. Hệ thống này nhanh chóng được công nhận trên khắp thế giới, đồng thời được hưởng ứng từ Hiệp hội Khách sạn Quốc tế IHA (International Hotel Association) để trở thành tiêu chuẩn cho các mức phân cấp chất lượng khách sạn từ 1 đến 5 sao. Đến năm 1995, thế giới đã có khoảng 100 hệ thống được sử dụng để phân cấp chất lượng khách sạn,tất cả đều dựa trên những đánh giá tiêu chí của UNWTO nhưng được chỉnh sửa lại để phù hợp với điều kiện của từng vùng địa lý.
Hàng loạt đề án xếp hạng khách sạn được sự dụng bởi các tổ chức khác nhau trên khắp thế giới với các phương pháp phân cấp khác nhau như bằng các con số, các chữ cái, ngôi sao, vương miện...Tạp chí Forbes Travel, tên cũ là Mobil Travel là tổ chức đầu tiên đưa ra hệ thống đánh giá bằng ngôi sao. Theo cách phân loại này, càng nhiều ngôi sao cho thấy sự tiện nghi hơn, sang trọng hơn, cao cấp hơn. Ngày nay, phương thức xếp hạng khách sạn bằng ngôi sao được nhiều quốc gia ưa chuộng áp dụng, trong đó có Việt Nam.
2. Vì sao phải phân cấp xếp hạng sao khách sạn
Mục đích ban đầu của việc xếp hạng khách sạn chỉ là nhằm thông báo cho du khách biết về những dịch vụ mà họ nhận được tại khách sạn đã đặt phòng. Tuy nhiên hiệu quả của nó đã vượt ra xa ý định ban đầu khi đây trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp khách sạn quảng bá thương hiệu nhằm khẳng định vị thế, đồng thời khách hàng lựa chọn được điểm dừng chân như mong muốn, phù hợp với tài chính của mình, quyền đánh giá chất lượng khách sạn đạt chuẩn.
3. Ý nghĩa của việc xếp hạng sao khách sạn
Việc đánh giá xếp hạng sao khách sạn trở thành công cụ, thước đo cho chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú.Các đơn vị kinh doanh lưu trú tuy không bắt buộc phải xếp hạng sao nhưng nó lại góp phần tăng độ uy tín khi kinh doanh khách sạn.
Vậy ý nghĩa của việc xếp hạng sao khách sạn là:
+Tăng độ uy tín cho các khách sạn được xét hạng sao.
+Tăng độ tin cậy dịch vụ để du khách biết trước mình sẽ được trải nghiệm những gì.
+Là phương thức quảng bá hình ảnh,quảng bá dịch vụ cho các khách sạn.
+Khách hàng bỏ ra chi phí lưu trú theo đúng mức độ chất lượng xếp hạng.
+Cơ quan chứng năng dễ dàng thuận tiện khi quản lý các khách sạn đã được xếp hạng sao.
Như vậy, với ý nghĩa trên việc xếp hạng sao khách sạn mang lại rất nhiều lợi ích cho đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch. Không chỉ giúp tăng lợi nhuận trong kinh doanh, tăng khách hàng trong hoạt động quảng bá mà còn mang đến những tiện ích chuẩn mực cho những trải nghiệm nghỉ dưỡng tốt nhất.
II. CÁC TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG SAO KHÁCH SẠN QUỐC TẾ
Sao là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dịch vụ và tiện nghi trong từng khách sạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại đất nước này có thể chỉ đạt tiêu chuẩn 4 sao so với tiêu chuẩn xếp hạng của nước khác.
Mỗi một quốc gia, một tổ chức lại có những tiêu chuẩn khác nhau để xếp hạng sao cho khách sạn. Trên thế giới, ngành kinh doanh khách sạn hiện nay vẫn chưa thống nhất một bộ tiêu chuẩn xếp hạng chung cho tất cả khách sạn. Tuy khác nhau về một vài tiêu chí nhưng nhìn chung, các hệ thống khách sạn đều tuân thủ xếp hạng từ 1 - 5 sao dựa theo tiêu chuẩn phân cấp sao khách sạn.
1. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn theo tiêu chuẩn Châu Âu
Tiêu chí xếp sao của khách sạn Châu Âu được tổ chức HOTREC (viết tắt của cụm từ “Hotels, Restaurants & Cafés in Europe”, Hiệp hội khách sạn, nhà hàng và quán cà phê Châu Âu) đánh giá và xếp hạng. Các nước Châu Âu có hệ thống khách sạn dưới sự bảo trợ của HOTREC bao gồm 24 nước: Cộng hòa Séc, Áo, Hungary, Thụy Điển, Hà Lan, Đức và Thụy Sĩ,…
Tại một hội nghị ở Bergen năm 2004, các bên tham gia đã soạn thảo một hệ thống phân loại khách sạn để hài hòa các tiêu chuẩn tại các quốc gia. Trong năm 2007, HOTREC khởi động dự án đánh giá Chất lượng Khách sạn châu Âu (EHQ - European Hospitality Quality) mà từ đó đã được các cơ quan quốc gia có mặt kiểm tra công nhận để xếp hạng của khách sạn.
Dưới sự bảo trợ của HOTREC, các hiệp hội khách sạn của Áo, Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ đã soạn thảo Hotelstars Union (HU) . Vào ngày 14/09/2009, hệ thống phân loại HU được công bố tại một hội nghị ở Prague. Hệ thống này bắt đầu có hiệu lực tại các quốc gia tham gia trong tháng 1 năm 2010, trừ Hungary, Thụy Sĩ và Hà Lan đã lựa chọn ngày khác áp dụng sự thay đổi này.
Bản soạn thảo Hotelstars Union được tổ chức HOTREC phê duyệt với 247 tiêu chí, phân thành 5 hạng mục làm tiêu chuẩn chung để xếp hạng sao khách sạn ở Châu Âu.
Ngoài tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, vật dụng, trang thiết bị cần thiết thì cần các tiêu chí sau để xếp hạng sao khách sạn, các tiêu chí cụ thể như sau:
Khách sạn 1 sao: 100% phòng nghỉ có phòng tắm, bồn tắm; Dịch vụ dọn phòng hàng ngày; 100% phòng nghỉ có tivi, quạt; Có xà phòng, dầu gội đầu,…
Khách sạn 2 sao: Bữa sáng buffet; Đèn đọc sách cạnh giường ngủ; Có internet trong phòng hoặc ở khu công cộng; Có các sản phẩm vệ sinh (Kem đánh răng, bàn chải, bộ cạo râu...)
Khách sạn 3 sao: Tiếp tân 14/24h, nhận điện thoại 24/7 từ trong và ngoài khách sạn, nhân viên biết ngoại ngữ; Phòng chờ ở quầy tiếp tân, có dịch vụ hành lý theo yêu cầu; Các dịch vụ đánh giày, giặt là; Cung cấp thêm gối và chăn theo yêu cầu.
Khách sạn 4 sao: Có quầy bar mini hoặc dịch vụ đồ uống tận phòng 16/24h; Ghế bọc và bàn nhỏ; Áo choàng tắm và dép đi trong nhà theo yêu cầu.
Khách sạn 5 sao: Dịch vụ đỗ xe; Nhân viên giữ hành lý; Sảnh tiếp tân với ghế ngồi và dịch vụ đồ uống; Chào đón mỗi khách với hoa và quà tặng trong phòng nghỉ.
2. Tiêu chuẩn xếp sao của Liên hiệp Anh ( ủy ban du lịch các nước Anh)
Tại khu vực Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thì tiêu chuẩn xếp sao khách sạn sẽ do Ủy ban Du lịch của các nước Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland xếp hạng. Ngoài các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, vật dụng, trang thiết bị thì tiêu chuẩn 5 sao ở Anh dành cho những khách sạn có thái độ phục vụ chuyên nghiệp và cần có đa dạng các dịch vụ như có trung tâm spa, thể hình, dịch vụ quản gia, nhân viên đỗ xe, tiếp tân, tiệc trà chiều và dịch vụ phòng 24/7.
3. Tiêu chuẩn xếp hạng tại Australia (Úc)
Theo đánh giá của các chuyên gia thì Úc là một trong các quốc gia có tiêu chuẩn xếp hạng sao khắt khe nhất trên thế giới hiện nay. Tiêu chuẩn хếp loại khách ѕạn ở Úc có hơn 200 tiêu chí khác nhau: đảm bảo, được đưa ra để ѕo ѕánh, đánh giá ᴠà chấm điểm. Đó là các yếu tố diện tích phòng, giờ mở cửa,… haу những tiêu chuẩn ᴠà quу định cụ thể. Có lẽ vì thế nên cả nước Úc hiện nay chỉ có 39 khách sạn 5 sao. Việc có thứ hạng ѕao cao trở nên khó khăn điều đó đảm bảo chất lượng lưu trú của mỗi khách hàng cho nhu cầu, mong muốn thực tế của chính mình được áp ứng hài lòng nhất, ưng ý nhất.
4. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ở Mỹ ( tạp chí Forbes/ TripAdvisor)
Đối với các khách sạn tại Mỹ thì chất lượng phòng ngủ là tiêu chí hàng đầu để được xếp hạng sao cao. Một khách sạn tiêu chuẩn 5 sao phải đáp ứng các dịch vụ: báo thức, spa sang trọng, sân golf, sân tennis, huấn luyện viên cá nhân…và cả dịch vụ trông trẻ.
Ngoài các tiêu chuẩn xếp hạng trên thì hiện nay, tiêu chuẩn xếp sao của tạp chí Forbes hay TripAdvisor cũng là một trong các kênh mà nhiều người, du khách tham khảo để chọn khách sạn cho kỳ nghỉ của mình. Tạp chí Forbes xem xét hơn 800 tiêu chí khác nhau để đánh giá hơn 8,000 khách sạn mỗi năm. Còn TripAdvisor đánh giá dựa vào cảm nhận của du khách đã trải nghiệm ở khách sạn đó.
5. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ở Việt Nam
Tại Việt Nam, khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391: 2009 là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các tiêu chí: Vị trí, kiến trúc; Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; Dịch vụ và mức độ phục vụ; Nhân viên phục vụ; Vệ sinh.
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO TRÊN THẾ GIỚI
Tuy được đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau nhưng hầu hết các khách sạn 5 sao trên thế giới đều có những đặc điểm chung như sau:
- Các khách sạn 5 sao đều có sảnh chờ rộng và lớn, được trang trí lộng lẫy, bắt mắt và phục vụ nước uống, sách báo cho khách trong thời gian chờ đợi các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện. Lắp đặt hệ thống cửa ra vào thuận tiện (tối thiểu phải có 2 cửa).
- Phòng ngủ tại các khách sạn đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị, tất cả được làm bằng chất liệu cao cấp, sang trọng, hệ thống điện, nước và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy luôn được đảm bảo
- Hệ thống nhà hàng cao cấp, phục vụ món ăn đa dạng từ các nền ẩm thực khác nhau luôn sẵn sàng phục vụ.
- Tọa lạc ở vị trí đắc địa, ᴠieᴡ đẹp, thuận lợi giao thông di chuyển tới bệnh viện, trung tâm thương mại, các địa điểm du lịch nổi tiếng, an ninh xung quanh luôn được đảm bảo 24/24.
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và phục vụ khách hàng tận tụy, nhiệt tình.
- Đặc biệt đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trong các lĩnh vực: môi trường, cảnh quan xung quanh khách sạn, trong khách sạn, trang thiết bị, thực phẩm.
Bạn đã từng nghe nói có khách sạn 6 sao hay 7 sao. Qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không nào. Thực tế trên thế giới không có xếp hạng sao cho khách sạn 6 sao hay 7 sao mà chỉ có 5 sao là cao nhất. Những khách sạn hoàn thành đầy đủ các tiêu chí bắt buộc và cung cấp nhiều dịch vụ vượt trội sẽ được trao thêm danh hiệu "Cao cấp".
Hy vọng qua bài viết QT Green chia sẻ các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cũng như hiểu rõ hơn về những tiêu chí xếp hạng sao cho khách sạn trên thế giới.
Hotline / Zalo Chat (24/24): 0896591288
Diện tích của một quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên hay quản lý dân số mà còn quyết định đến sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng quốc tế của quốc gia đó. Thông qua việc tìm hiểu về diện tích các nước trên thế giới, ta có thể phân tích được vị thế chính trị, kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia trên bản đồ thế giới rộng lớn.