Múa Về Nông Thôn Ngày Mới

Múa Về Nông Thôn Ngày Mới

(Baonghean.vn) - Xã Hưng Phúc nằm cách trung tâm huyện lỵ Hưng Nguyên khoảng 7 km về phía Đông Nam. Là một xã thuần nông và điểm xuất phát chỉ 6/19 tiêu chí. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân nên trong vòng 5 năm, xã đã huy động được gần 135 tỷ đồng để hoàn thành 19/19 tiêu chí.

(Baonghean.vn) - Xã Hưng Phúc nằm cách trung tâm huyện lỵ Hưng Nguyên khoảng 7 km về phía Đông Nam. Là một xã thuần nông và điểm xuất phát chỉ 6/19 tiêu chí. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân nên trong vòng 5 năm, xã đã huy động được gần 135 tỷ đồng để hoàn thành 19/19 tiêu chí.

Hợp tác với Hàn Quốc trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cùng tham dự lễ ký kết, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

Các hoạt động hợp tác chủ yếu là đào tạo, nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước mắt sẽ đào tạo cán bộ về lĩnh vực thủy lợi, vận hành và duy tu bảo dưỡng hạ tầng nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông thôn, tổ chức các hội thảo chuyên đề và huy động thêm nguồn lực để thực thi thỏa thuận.

Mặc dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, song đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước.

KRC là một doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc, hoạt động phi lợi nhuận. KRC được Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để cấp viện trợ quốc tế, nhưng đằng sau KRC là một loạt các doanh nghiệp tư nhân của Hàn Quốc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Thỏa thuận này hy vọng sẽ mở ra một kênh kết nối giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc trong xây dựng nông thôn (phong trào Saemaul Undong), trong đó nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao năng lực và tăng cường tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng, tăng cường năng lực lãnh đạo nông dân, đảm bảo tính minh bạch. Chính phủ cần có chính sách động viên những tập thể, cá nhân làm tốt, cùng với đó là sự quyết liệt của các Bộ, ngành cùng nhau xây dựng và phát triển nông thôn.​/.

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế

Cơ quan chủ quản: BCĐ các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Thừa Thiên Huế

Quản trị: Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế

Biên tập: Lê Thành Nam. Phó Chánh Văn phòng VPĐP

Địa chỉ: 07 Đống Đa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐT: +84 234 3816799 3835657 - Fax: +84 234 3816773 - Email:[email protected]

Cập nhật ngày: 20/02/2017 15:17:17

ĐTO - UBND tỉnh, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) tỉnh cùng các địa phương luôn quan tâm đầu tư, đổi mới, nâng cấp các trạm, mạng cấp nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, không để xảy ra thiếu nước sạch sinh hoạt,...

Người dân nông thôn an tâm sử dụng nước sạch

Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn

Toàn tỉnh hiện có 394 trạm cấp nước sạch. Tiếp tục đưa nước sạch về nông thôn, năm 2017 tỉnh đầu tư thêm 6 trạm cấp nước, với tổng kinh phí 28 tỷ đồng (trong đó nguồn của Trung ương là 26 tỷ đồng). 6 trạm này được ưu tiên cho các huyện Tân Hồng, Thanh Bình, Cao Lãnh - là những huyện còn khó khăn về nước sạch. Đảm bảo nước sạch mùa khô, những tháng đầu năm, Trung tâm NS&VSMTNT, các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khảo sát trạm cấp nước để duy tu, sửa chữa các công trình bị hỏng; nhắc nhở đơn vị quản lí trạm thực hiện đúng quy định về giá nước, chất lượng nước để có nước sạch liên tục cho người dân. Về chất lượng nước, Chi cục Thủy lợi tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các Phòng NN&PTNT phối hợp thực hiện nhiều đợt kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm. Qua đó, từ 2016 đến nay, đã kiểm tra việc đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của 195 trạm, cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nước sạch khu vực nông thôn, trong đó có 99 cơ sở loại A, 87 cơ sở loại B và 9 cơ sở loại C. Những cơ sở loại C, năm 2017 sẽ tiến hành kiểm tra lại; nhắc nhở chủ quản lí khắc phục, nếu không chuyển biến sẽ xử lý theo quy định.

Chuẩn bị nước sạch trong mùa khô, nhiều địa phương đang đầu tư, mở rộng mạng lưới nước sạch. Huyện Cao Lãnh có kế hoạch trong năm 2017, từ nguồn vốn huyện, đầu tư 4 trạm tại các xã Ba Sao, Tân Hội Trung; mở rộng thêm các mạng nước ở các xã: Phong Mỹ, Tân Nghĩa, Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ Thọ. Ông Lê Thanh Dũng - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh chia sẻ: “Hiện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Về lâu dài huyện có giải pháp tích cực kêu gọi đầu tư của tư nhân để phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 70% người dân sử dụng nước máy”. Tại huyện Tam Nông, dự kiến sẽ xây mới 1 trạm và nâng cấp 4 trạm tập trung tại những xã còn khó khăn về nước sạch.

Trạm cấp nước xã Hòa Bình, huyện Tam Nông

Đưa nước sạch về nông thôn là chương trình thực hiện từ nhiều năm qua. Ngoài những kết quả đạt được, theo Trung tâm NS&VSMTNT vẫn còn những bất cập như tại một số địa phương: huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, người dân các xã giáp biên giới sống rải rác, việc đầu tư trạm nước phải tốn chi phí cao nhưng thu giá nước theo quy định nhà nước không đủ bù vào chi phí nên dẫn đến nhiều khó khăn trong việc mở trạm nước; một số nơi nhân lực quản lí trạm còn thiếu nên khi bị bể ống, hoặc hỏng các thiết bị, công tác sửa chữa còn chậm; một bộ phận nhỏ người dân tiết kiệm nên vẫn còn sử dụng nước dưới sông... Ông Nguyễn Đăng Triều - Phó Giám đốc Trung tâm NS&VSMTNT cho biết: “Để khắc phục những tồn tại, mở rộng mạng lưới nước sạch, năm 2017, Trung tâm NS&VSMTNT phối hợp địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức để bà con sử dụng nước sạch; kêu gọi đầu tư xã hội hóa; đấu nối các trạm nhỏ thành các trạm lớn để dễ thực hiện công tác quản lí; thường xuyên duy tu, sửa chữa công trình có sẵn để đảm bảo phục vụ nước sạch liên tục cho bà con;...”.

Người dân an tâm với nguồn nước sạch

4 năm qua, người dân xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh đã có nước máy sử dụng, không phải lo lắng khi sử dụng nước sông. Chị Nguyễn Thị Bé ngụ ấp 1, xã Phong Mỹ cho biết: “Cách đây 2 năm, nhà tôi chưa xài nước máy, toàn bơm dưới sông lên rồi lắng phèn. Sử dụng nước sông hằng ngày, tôi cũng sợ bị nhiễm bệnh, không an toàn. Từ khi có nước trạm tới nay, gia đình tôi yên tâm sử dụng, không còn lo lắng nữa”. Còn ở xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, trước đây chưa có nước máy, người dân tại xã phải tắm dưới sông. Từ khi có nước máy, nhiều hộ dân đã xây nhà tắm, các bể chứa nước. Nhiều hộ khá, giàu còn lắp đặt vòi sen rất tiện nghi. Cô Nguyễn Thị Đẹp ngụ ấp 4, xã Hòa Bình bộc bạch: “Lúc trước, khó khăn lắm, mỗi lần giặt quần áo, tôi phải chờ nước lớn; ghe chạy ngang là nước dưới sông đục hoặc rác trôi không tắm, giặt gì được. Giờ có nước máy sử dụng tiện lợi mà lại sạch nữa, tôi mừng lắm”. Nguồn nước sạch ổn định, không chỉ là niềm vui cho nhiều phụ nữ nông thôn vì được thoải mái trong sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày mà còn giúp các bà mẹ có con nhỏ yên tâm hơn về sức khỏe của con mình. Xã Hòa Bình hiện có 4 trạm cấp nước tập trung phục vụ cho người dân. Ông Lê Minh Hiếu - Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết: “Hòa Bình là xã vùng sâu, nên nước sạch cho người dân là vấn đề bức thiết. Xã được tỉnh, huyện hỗ trợ, đến nay có trên 1.000 hộ dân sử dụng nước sạch, đạt 96,71%. Trong mùa khô này, xã đang tiến hành đấu nối thêm đường ống để cung cấp nước sạch đến cho bà con tại kênh Mười Tải (ấp 5) và kênh Gáo Đôi (ấp 1), phục vụ nước sinh hoạt cho hơn 150 hộ dân”.

Hiện số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh của tỉnh đạt 97%, hộ dân sử dụng nước đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế là 67%. Lộ trình từ đây đến năm 2020, tỉnh dự kiến đầu tư 192 công trình cấp nước, chủ yếu là nâng cấp các trạm cũ, đấu nối các trạm nhỏ thành trạm lớn, với tổng kinh phí khoảng 137 tỷ đồng, cùng nhiều giải pháp tuyên truyền, kêu gọi xã hội hóa...