Ảnh hưởng đến nguồn nước Rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất độc hại có trong rác thải như hoá chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng sẽ dung hoà vào nước làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm. Rác thải sẽ mang các loại vi sinh vật, chất hữu cơ đưa vào môi trường gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các loại sinh vật sống trong nước, làm giảm đa dạng sinh học. Nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt và mọi ngành nghề của đời sống các hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và kinh tế của cộng đồng. Ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái Sự tích tụ của rác thải sinh hoạt gây ra sự suy thoái môi trường. Nếu không được xử lý đúng sẽ làm ô nhiễm đất, giảm chất lượng đất và suy thoái đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và sinh thái địa phương. Quá trình phân huỷ của rác thải sinh hoạt tạo ra các khí như methane và carbon dioxide… đóng góp vào hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Điều này đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái tổng thể của môi trường, là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong chuỗi thức ăn tự nhiên, làm giảm khả năng chống chọi với dịch bệnh. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến con người Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe. Khu tập trung rác là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình. Những người sống gần bãi rác hoặc tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa… Xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất Hydro sunfua (H2S) hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết... Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với con người và môi trường là rất dễ nhận thấy. Mặc dù việc loại bỏ hoàn toàn rác thải sinh hoạt là điều không thể, tuy nhiên mỗi người dân có thể góp phần làm giảm tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường và chính cuộc sống của chúng ta bằng cách nâng cao ý thức hơn thông qua những việc làm nhỏ như không vứt rác bừa bãi, hãy tận dụng rác nếu còn có thể (ví dụ như túi nilon, rác hữu cơ…) để góp phần hạn chế thải rác ra môi trường và bảo vệ cuộc sống của chính mình ngày một tốt hơn. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sống không bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày.
Ảnh hưởng đến nguồn nước Rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất độc hại có trong rác thải như hoá chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng sẽ dung hoà vào nước làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm. Rác thải sẽ mang các loại vi sinh vật, chất hữu cơ đưa vào môi trường gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các loại sinh vật sống trong nước, làm giảm đa dạng sinh học. Nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt và mọi ngành nghề của đời sống các hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và kinh tế của cộng đồng. Ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái Sự tích tụ của rác thải sinh hoạt gây ra sự suy thoái môi trường. Nếu không được xử lý đúng sẽ làm ô nhiễm đất, giảm chất lượng đất và suy thoái đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và sinh thái địa phương. Quá trình phân huỷ của rác thải sinh hoạt tạo ra các khí như methane và carbon dioxide… đóng góp vào hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Điều này đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái tổng thể của môi trường, là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong chuỗi thức ăn tự nhiên, làm giảm khả năng chống chọi với dịch bệnh. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến con người Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe. Khu tập trung rác là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình. Những người sống gần bãi rác hoặc tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa… Xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất Hydro sunfua (H2S) hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết... Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với con người và môi trường là rất dễ nhận thấy. Mặc dù việc loại bỏ hoàn toàn rác thải sinh hoạt là điều không thể, tuy nhiên mỗi người dân có thể góp phần làm giảm tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường và chính cuộc sống của chúng ta bằng cách nâng cao ý thức hơn thông qua những việc làm nhỏ như không vứt rác bừa bãi, hãy tận dụng rác nếu còn có thể (ví dụ như túi nilon, rác hữu cơ…) để góp phần hạn chế thải rác ra môi trường và bảo vệ cuộc sống của chính mình ngày một tốt hơn. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sống không bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở nên báo động, nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và các sinh vật sống, dẫn đến các thiên tai như lũ lụt, hạn hán… Nếu không có những biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Sau đây là 10 biện pháp tuy nhỏ nhưng hữu ích trong việc bảo vệ môi trường:
Cây xanh điều hoà không khí, hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp môi trường sinh thái cho mọi sinh vật sống. Ở mức độ quốc gia là chú trọng việc bảo vệ rừng, trồng cây phủ xanh đồi trọc. Ở phạm vi nhỏ là bảo vệ cây xanh nơi công cộng, trồng cây quanh nhà để lấy bóng mát, hoặc trồng các loại cây cảnh trong nhà hay rau sạch… như vậy sẽ giúp chúng ta có không khí trong lành và giải trí sau ngày làm việc căng thẳng.
2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển các dịch vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước. Thuốc bảo vệ thực vật như các loại thuốc trừ sâu, hay các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư, Parkinson và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường như phân vi sinh, mỹ phẩm thiên nhiên, thuốc Đông y…
Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động… khi không sử dụng.
Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính và không ảnh hưởng môi trường sinh thái như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Cách phân loại rác (Nguồn Internet)
Đây là một trong những cách phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất để giúp bảo vệ môi trường hiện nay, với cách này ta có thể tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích trong cuộc sống. Việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế sẽ làm sạch môi trường hiệu quả, tái sử dụng tài nguyên đồng thời tạo việc làm cho người lao động.
6. Lựa chọn thực phẩm tại địa phương:
Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất tại địa phương, như vậy vừa đảm bảo sự tươi ngon vừa góp phần giảm được sự vận chuyển - đây là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại.
7. Hạn chế việc sử dụng túi nilông
Bạn hẳn cũng đã biết dù rất tiện dụng nhưng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm. Trung bình mỗi ngày một gia đình sử dụng 4 túi nilông. Điều này dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường vô cùng nghiêm trọng. Để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu thùng dầu hỏa (1 thùng tương đương với gần 159 lít) cộng với đó là một lượng khí thải thải ra môi trường nữa. Vì vậy hãy sử dụng túi vải, giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng túi nilông.
Hãy mở tung cửa sổ ngôi nhà của bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy sẽ tốt hơn cho đôi mắt, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.
9. Sử dụng các tiến bộ của khoa học
Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một chút nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt.
Luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường. Các hoạt động vì môi trường xanh, giờ Trái Đất đều có tác dụng nâng cao nhận thức của mọi người. Nếu ngay từ nhỏ trẻ em đã được dạy các bài học về lòng yêu thiên nhiên và quê hương thì trẻ sẽ có ý thức hơn với môi trường.
Hãy bắt đầu từ những biện pháp nhỏ để cùng chung tay bảo vệ môi trường. Bởi đây là việc làm không của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội, vì sức khỏe của chính bạn và cộng đồng.