Lương Bác Sĩ Gây Mê Hồi Sức

Lương Bác Sĩ Gây Mê Hồi Sức

Bác sĩ gây mê ngày nay được xem như là bác sĩ “chu phẫu” với ý nghĩa là người chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân từ giai đoạn trước mổ như khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thảo luận chung với các bác sĩ phẫu thuật để lên một kế hoạch phẫu thuật an toàn nhất cho người bệnh. Các bác sĩ gây mê cũng chính là người sẽ đưa bệnh nhân vào trạng thái “vô cảm” bao gồm cung cấp giấc ngủ, kiểm soát đau, hỗ trợ và duy trì các chức năng sống trong suốt quá phẫu thuật. Và cuối cùng, các bác sĩ gây mê sẽ phối hợp chăm sóc, kiểm soát đau sau mổ để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và xuất viện sớm.

Bác sĩ gây mê ngày nay được xem như là bác sĩ “chu phẫu” với ý nghĩa là người chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân từ giai đoạn trước mổ như khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thảo luận chung với các bác sĩ phẫu thuật để lên một kế hoạch phẫu thuật an toàn nhất cho người bệnh. Các bác sĩ gây mê cũng chính là người sẽ đưa bệnh nhân vào trạng thái “vô cảm” bao gồm cung cấp giấc ngủ, kiểm soát đau, hỗ trợ và duy trì các chức năng sống trong suốt quá phẫu thuật. Và cuối cùng, các bác sĩ gây mê sẽ phối hợp chăm sóc, kiểm soát đau sau mổ để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và xuất viện sớm.

Các bác sĩ gây mê làm gì để chăm sóc bệnh nhân trong khi phẫu thuật?

Việc chăm sóc và bảo vệ bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của các bác sĩ gây mê. Sau khi tiến hành gây mê cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ, tránh các điểm tỳ đè lên người bệnh và theo dõi sát các chức năng sống quan trọng như tim mạch và hô hấp. Trong những trường hợp phẫu thuật phức tạp hay nguy kịch, các bác sĩ gây mê sẽ tiến hành hồi sức tích cực như truyền máu, sử dụng các loại thuốc hồi sức để đảm bảo duy trì các chức năng sống, tạo cho các bác sĩ phẫu thuật yên tâm tập trung cho đến khi kết thúc ca mổ.

Vì sao bệnh nhân ít khi biết tới vai trò của bác sĩ gây mê?

Vì theo lẽ thường, các bác sĩ gây mê chỉ được nhắc tên nếu ca mổ… có sự cố, còn khi ca mổ thành công rực rỡ, bác sĩ gây mê yên ắng lui về hậu trường. Suốt ca mổ, bác sĩ gây mê canh gác tất cả dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân và hầu như bất kỳ khi nào “có biến” trong phòng mổ, bác sĩ gây mê cũng ở tuyến đầu: bệnh nhân mất máu quá mức, rối loạn đông máu, thay đổi nhiệt độ…. Không có công thức chung nào cho tất cả mọi người, chỉ biết sai một ly đi một… đời người: thiếu một chút thuốc, bệnh nhân tỉnh dậy giữa cuộc phẫu thuật, có thể tử vong tức thì. Thừa một chút thuốc, bệnh nhân có khi không bao giờ dậy nữa. Khi vào phòng mổ, bệnh nhân phẫu thuật đâu chỉ dùng thuốc mê mà còn hàng loạt hóa chất khác. Bác sĩ gây mê chính là nhạc trưởng phối hợp thuốc mê với hàng loạt thuốc khác như: thuốc giãn cơ, vận mạch, co mạch, giãn mạch, tăng co bóp cơ tim… để bệnh nhân có cuộc mổ êm dịu nhất. Để rồi khi ca mổ thành công, bệnh nhân được đưa ra ngoài để bác sĩ gây mê tiếp tục làm công việc hồi tỉnh, hồi sức cho bệnh nhân.

Sự thật là, bước vào ngành gây mê vì mê khoa học tỉ mỉ, mê những công thức tính toán, bác sĩ gây mê không chỉ là người trợ giúp bệnh nhân khi họ lên bàn mổ mà còn là chỗ dựa, là niềm tin, là động lực của họ trong những giờ phút chiến đấu cam go nhất với tử thần. Sức khỏe bệnh nhân hồi phục chính là niềm vui và phần thưởng xứng đáng cho mọi khó khăn, vất vả. Vâng, niềm hạnh phúc của một bác sĩ đơn giản lắm, mà cũng vĩ đại lắm!

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng sau khi xem xong nội dung câu trả lời!

Gây mê hồi sức là lĩnh vực chuyên khoa của y học thực hành dành riêng cho việc giảm đau và chăm sóc tổng thể bệnh nhân trước- trong và sau phẫu thuật mà các bác sĩ phải được đào tạo ở mức độ cao.

Đằng sau bức màn xanh, đằng sau những thao tác của phẫu thuật viên, ê- kíp gây mê vẫn đang miệt mài làm việc nhằm xử trí kịp thời các tình huống, đảm bảo an toàn và khả năng sống của người bệnh, góp phần quyết định trong thành công của ca mổ. Một kíp gây mê gồm một bác sĩ gây mê hồi sức và một điều dưỡng gây mê và dụng cụ viên phục vụ ca mổ.

Yêu cầu đối với một bác sĩ gây mê hồi sức là phải tốt nghiệp chuyên ngành Y đa khoa trong 6 năm, sau đó học thêm chuyên khoa gây mê hồi sức. Gây mê hồi sức là một chuyên ngành rất khó, yêu cầu bác sĩ phải nắm vững các kiến thức về nội khoa, ngoại khoa, dược lý, kiểm soát nhiễm khuẩn…Người ta thường bảo, đây là một công việc thầm lặng, đi trước về sau, quả không sai. Thông thường, trong mỗi cuộc phẫu thuật, ê-kíp gây mê là những người đến phòng mổ sớm nhất để làm các công tác chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ: Đánh giá tình trạng bệnh nhân, chuẩn bị phòng mổ, trang thiết bị, tiến hành các bước tiền mê, khởi mê cho bệnh nhân... sau đó mới đến công việc của bác sĩ phẫu thuật viên.

Sau giai đoạn khởi mê, bệnh nhân được gây mê an toàn, ê-kíp gây mê lùi lại và đứng theo dõi phí trên đầu bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ gây mê vừa hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật vừa chịu trách nhiệm về chuyên môn như khống chế để thuốc mê đủ tác dụng cho ca mổ mà không để thuốc mê làm hại bệnh nhân và theo dõi chức năng sống của người bệnh.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, ê-kíp phẫu thuật có thể tháo găng, cởi đồ nhưng ê-kíp Gây mê hồi sức vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình, giúp bệnh nhân thoát mê và tập thở tự nhiên không phụ thuộc vào máy thở, đặc biệt là những bệnh nhân trải qua ca mổ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ hoặc những bệnh nhân có bệnh lý nội khoa nặng nề.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân chuyển sang phòng hồi tỉnh để chăm sóc hậu phẫu. Trong giai đoạn này các bác sỹ gây mê tiếp tục hồi sức, thực hiện giảm đau đa mô thức, theo dõi sức khỏe người bệnh, đưa các chức năng sống của bệnh nhân trở về trạng thái cân bằng, thoát khỏi sự thay thế và hỗ trợ của máy móc. Hồi sức sau phẫu thuật còn giảm tỷ lệ đau sau mổ giúp làm giảm stress và tăng cường sự phục hồi của bệnh nhân.

Trong tất cả các giai đoạn ấy, ê-kíp gây mê liên tục túc trực bên bệnh nhân để theo dõi và hồi sức. Nhờ đó, bệnh nhân đã thoát khỏi “lưỡi hái” của tử thần. Chính vì thế, cần sự nắm bắt nhanh chóng và chính xác của bác sĩ gây mê, đòi hỏi bác sĩ gây mê phải có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, dự tính mọi thông số, đề phòng rủi ro, chuẩn xác mọi thao tác, kỹ năng hồi sức, cấp cứu, kỹ năng gây mê… xử lý được những ca "nguy cấp". Không có một công thức chung nào, chỉ bằng tài năng và kinh nghiệm bác sĩ gây mê giúp bệnh nhân có cuộc phẫu thuật êm dịu nhất.

Căng thẳng và áp lực là thế nhưng các bác sĩ, điều dưỡng khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức luôn làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, cẩn trọng, tỉ mỉ và chuyên nghiệp góp phần rất lớn đến thành công của hơn 30000 ca phẫu thủ thuật tại bệnh viện Hùng Vương mỗi năm.

Nếu được hỏi: “Có buồn không khi bệnh nhân ít khi biết tới vai trò của bác sĩ gây mê?” thì chắc chắn các Bác sĩ Gây mê hồi sức sẽ trả lời: “ Chỉ cần ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân hồi phục là niềm vui đối với các bác sĩ rồi”. Có lẽ, cái để lại trong tâm trí bệnh nhân sau khi rời khỏi phòng phẫu thuật là giọng nói ấm áp, sự dịu dàng, cùng với tay nghề và sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ của khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức.

Gây mê hồi sức sản khoa là một lĩnh vực chuyên môn có tính chất đặc thù và đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực y tế nói chung và chuyên ngành sản khoa nói riêng.

Trong các ca mổ lấy thai, có những ca bình thường, nhưng cũng có những ca khó như nhau tiền đạo, rau cài răng lược, hay sản phụ có bệnh nền...

Một số sản phụ trong quá trình sinh bị mất máu, băng huyết, nếu cơ thể bị mất 3- 4 lít máu một lúc thì tụt huyết áp rất nhanh, dẫn đến rối loạn mạch, suy gan, suy thận, suy đa tạng... đe doạ tính mạng bệnh nhân. Do đó, gây mê, hồi sức đóng vai trò rất quan trọng trong phẫu thuật sản khoa nói riêng và phẫu thuật y khoa nói riêng.

Người viết: Hoàng Nguyễn Kiều Oanh

Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức - Quý 1/2024

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Đằng sau tấm vải xanh, những thao tác của bác sĩ phẫu thuật, cả ê-kíp gây mê vẫn miệt mài làm việc, ứng phó với những trường hợp xấu có thể xảy ra...

Làm nghề trong thầm lặng, những nữ bác sĩ, điều dưỡng gây mê, hồi sức (GMHS) luôn phải căng mình trong mỗi ca mổ. Họ là những người đóng vai trò quyết định trong thành công của ca mổ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao tặng Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2017 cho tập thể cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ cơ sở Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Sau ca mổ, ê-kíp phẫu thuật có thể tháo găng, cởi đồ nhưng ê-kíp GMHS vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình, giúp bệnh nhân thoát mê và có thể từ từ thở tự nhiên không phụ thuộc vào máy thở. “Có những ca mổ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ hoặc thậm chí từ sáng đến tối, “chị em chúng tôi cũng phải thay phiên nhau “đánh đu” trong phòng mổ từ sáng đến tối, cơm trưa nhiều lúc không kịp ăn, giờ đón con cũng lỗi hẹn...”, chị Lý chia sẻ.

Không chỉ vậy, họ còn là những phụ nữ có nhiều sáng kiến đáng nể. Hơn 60 năm thành lập, các chị tham gia ở tất cả các khâu GMHS, cấp cứu, phục vụ phẫu thuật, với 6 sáng kiến được ứng dụng như xây dựng quy trình chuẩn rửa tay thường quy, rửa tay vô trùng cải tiến, trải săng 3 lớp vô trùng được áp dụng cho 75% bệnh nhân; giảm chi phí dùng kháng sinh từ 4-5 tỷ đồng/năm. Các chị chủ trì 8 đề tài các cấp và là tác giả/đồng tác giả của 50 công trình nghiên cứu khoa học.

Nhưng theo Đại tá Nguyễn Minh Lý, một trong những sáng kiến ấn tượng, với cách làm mới và hay nhằm chống nhiễm khuẩn vết mổ đủ điều kiện dùng kháng sinh dự phòng là xây dựng quy trình chuẩn rửa tay thường quy, rửa tay vô trùng cải tiến, trải săng 3 lớp vô trùng, quy trình vệ sinh giữa hai ca mổ, đánh xà phòng vùng mổ bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn, khử khuẩn không khí phòng mổ bằng máy phun sương, quy trình thông tiểu hai găng vô trùng, đóng gói dụng cụ kỹ thuật chia theo theo khẩu phần, làm đá vô trùng với túi nhựa tự tạo, tự thiết kế và may túi vải bọc dây camera dùng trong mổ nội soi, phân loại vết mổ và tiêm kháng sinh dự phòng đúng thời điểm. Nhờ đó, số bệnh nhân được sử dụng kháng sinh dự phòng đạt tỷ lệ > 75%, tức là các bệnh nhân mổ sạch thì chỉ cần tiêm một mũi kháng sinh trước mổ thay vì phải tiêm kháng sinh dài ngày như trước đây trong suốt quá trình nằm viện.

Chủ tịch Hội Phụ nữ Khoa GMHS Đinh Thị Thu Trang chia sẻ, trong những năm qua, chị em phụ nữ đã cùng tập thể GMHS tích cực tham gia và đảm bảo an toàn cho nhiều chương trình phẫu thuật từ thiện. Liên tục từ năm 2011 cho đến nay, các chị đã tham gia cùng đoàn phẫu thuật khớp nhân đạo Operation Walk của Mỹ mổ thay khớp gối và khớp háng cho bệnh nhân; phẫu thuật nhân đạo tạo hình sọ mặt và hàm mặt cho trẻ em sứt môi hở vòm miệng mang lại nụ cười và hạnh phúc tuổi thơ cho các em là chương trình từ thiện mang đầy tính nhân văn. Từ năm 1996 đến nay mỗi năm trung bình 2 đợt tập thể khoa cùng chị em tham gia tích cực với Hội phẫu thuật nụ cười Việt nam và quốc tế (Operation Smile) gồm các nước Hàn Quốc, Mỹ, Úc, phẫu thuật nhân đạo cho trẻ dị tật vùng hàm mặt, sọ mặt trung bình 100 - 200 trẻ mỗi đợt cho hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

Với những đóng góp lớn lao ấy, tập thể nữ cán bộ, hội viên phụ nữ Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện TƯQĐ 108 vinh dự được tặng Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2017 để ghi nhận sự cống hiến tài năng, sức sáng tạo của họ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Kinhtedothi.vn