Lịch Sử 12 Bài 10

Lịch Sử 12 Bài 10

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 109 SGK Lịch sử 10

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 109 SGK Lịch sử 10

Bài giảng Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Hi Lạp cổ đại

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Hi Lạp cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Hi Lạp cổ đại

Giải bài tập GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Khởi động 1 trang 5 GDQP 10: Quan sát hình 1.1 và cho biết lực lượng vũ trang nhân dân gồm những thành phần nào?

- Lực lượng vũ trang nhân dân gồm:

Khởi động 2 trang 5 GDQP 10: Hãy kể về những người thân hoặc người xung quanh hoạt động trong lĩnh vực lực lượng vũ trang nhân dân mà em biết?

(*) Học sinh căn cứ vào hoàn cảnh thực tế để trả lời.

- Ví dụ: bố em là bộ đội; anh trai em tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương…

I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

Câu hỏi trang 6 GDQP 10: Hãy lựa chọn hình ảnh có nội dung phù hợp với từng đoạn văn

- Hình d (quang cảnh thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo) phù hợp với đoạn văn A.

- Hình c (lá cờ Quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờcátxtơri) phù hợp với đoạn văn B

- Hình b (xe tăng của Quận Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập) phù hợp với đoạn văn C

Câu hỏi trang 7 GDQP 10: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?

- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân.

Câu hỏi trang 7 GDQP 10: Hãy nêu các truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam?

- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân

+ Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

+ Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí

+ Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau

+ Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.

+ Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.

+ Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam

1. Hãy nêu các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của công an nhân dân?

2. Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của công an nhân dân qua từng thời kì là gì?

* Yêu cầu số 1: Các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của công an nhân dân:

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ Đảng ta đã thành lập các đội Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh,... để ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.

+ Ngày 19/8/1945 Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng

- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)

+ Công an nhân dân bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia chiến đấu

+ Công an nhân dân cùng với các lực lượng khác và nhân dân cả nước làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

- Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

+ Công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam, tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

+ Từ năm 1973 - 1975, Công an nhân dân Việt Nam cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)

+ Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

+ Cùng với lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

* Yêu cầu số 2: Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của công an nhân dân qua từng thời kì

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ Nhiệm vụ: cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng

+ Chiến công: ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.

- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)

+ Nhiệm vụ: bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân

+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

- Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

+ Nhiệm vụ: ở miền Bắc, công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa; ở miền Nam, lực lượng công an nhân dân tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không; Đại thắng mùa Xuân năm 1975…

- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)

+ Nhiệm vụ:giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

+ Chiến công: góp phần bảo vệ vững chắc sự ổn định chính trị - xã hội; độc lập, chủ quyền của nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi trang 8 GDQP 10: Hãy nêu bản chất của công an nhân dân Việt Nam?

- Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân

1. Hãy nêu truyền thống của công an nhân dân Việt Nam?

2. Hãy sưu tầm thêm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân Việt Nam?

* Yêu cầu số 1: Truyền thống của công an nhân dân Việt Nam

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam

- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc

- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi

- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;

- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

* Yêu cầu số 2: Một số hình ảnh về về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân

- Hình 1. Công an Hà Nội bàn giao đối tượng Kim Joongsoo (bị truy nã quốc tế) cho Cảnh sát Hàn Quốc

- Hình 2: Đại tá Hoàng Văn Bình, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trao quà cho các lực lượng tại trạm quốc lộ 391 (liên tỉnh Hải Dương - Thành phố Hải Phòng)

- Hình 3. Công an quận Long Biên diễn tập tình huống trấn áp tội phạm

III. Lịch sử, truyền thống của Dân quân tự vệ

1. Hãy nêu sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì?

2. Hãy sưu tầm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ?

Yêu cầu số 1: sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ 28/3/1935 Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về Đội tự vệ”.

+ Ngày 28/3/1935 đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.

+ Lúc đầu lực lượng chỉ có các đội nhỏ, lẻ vừa chiến đấu vừa không ngừng trưởng thành. Đến tháng 8/1945 phát triển đến vài chục nghìn người, giành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8/1945

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954): 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Dân quân tự vệ ngày càng phát triển, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, thực hiện chiến tranh du kích ở địa phương.

- Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

+ Dân quân tự vệ ở miền Bắc  tăng gia sản xuất chi viện cho miền Nam

+ Dân quân du kích ở miền Nam đánh địch bằng mọi vũ khí, vận dụng các hình thức chiến thuật phong phú, sáng tạo, lần lượt đánh bại các chiến lược của Mỹ.

- Từ năm 1975 đến nay: Dân quân tự vệ  phát triển cả về số lượng, chất lượng, biên chế trang bị hoạt động ngày càng gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Yêu cầu số 2: Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

- Hình 1. Tự vệ quân bắt phi công Mĩ

- Hình 2: Dân quân tự vệ xã Mường Phăng (Điện Biên Phủ) diễn tập chiến đấu

1. Hãy nêu nội dung cơ bản của truyền thống lực lượng dân quân tự vệ?

2. Hãy nêu cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng?

* Yêu cầu số 1: Truyền thống lực lượng dân quân tự vệ: hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

* Yêu cầu số 2: Cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng là: đánh du kích

Luyện tập 1 trang 10 GDQP 10: Nêu những nét cơ bản Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các giai đoạn.

- Những nét cơ bản Nghệ thuật quân sự Việt Nam:

+ Không khoan nhượng trước kẻ thù xâm lược

+ Linh hoạt “thế, lực, thời, mưu”

+ Tính nhân văn, dân tộc sâu sắc

Luyện tập 2 trang 10 GDQP 10: Hãy sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ?

(*) Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ

- Hình 1. Xe tăng của quân giải phóng Việt Nam tiến vào Dinh Độc Lập

- Hình 2. Cảm tử quân Hà Nội ôm bom ba càng sẵn sàng diệt địch

- Hình 3. Các chiến sĩ công an trấn áp tội phạm

- Hình 4. Lực lượng dân quân tự vệ tham gia huấn luyện

Vận dụng trang 10 GDQP 10: Biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 300 từ để nói lên tình cảm và lòng biết ơn của mình đối với các thế hệ cha anh đi trước

Có lẽ hiếm nơi nào trên thế giới mà di chứng chiến tranh để lại nhiều như ở Việt Nam. Dù bất cứ nơi đâu, từ phố phường chật hẹp đến làng quê “cò bay thẳng cánh” đều có những nghĩa trang liệt sỹ ken dày mộ chí. Phần lớn trong số những người ngã xuống mới mười tám đôi mươi, lứa tuổi đẹp nhất cuộc đời. Họ bước vào cuộc chiến với tâm thế của những anh hùng, họ biết đặt cái khát khao giành độc lập, tự do lên trên sinh mạng của chính mình. Nhờ thế, đất nước Việt Nam được định hình trên bản đồ thế giới cũng từ tinh thần hy sinh cao cả ấy.

Chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng những hậu quả và dư âm của nó còn sót lại vẫn rất lớn lao và khốc liệt, ghi dấu mãi mãi trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam, ngày 27/7 lại đang đến gần, đó là ngày mà nhân dân cả nước đã giành riêng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hy sinh vì đất nước, vì độc lập tự do. Các anh ra đi vì những mục tiêu cao đẹp và ngã xuống hào hùng, bàn tay của giặc đã tàn phá đất nước nhưng không bao giờm khuất phục được ý chí và khát vọng tự do của nhân dân Việt Nam.

Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết và không có cái chết nào có ý nghĩa bằng được sống. Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng bị đe dọa, của cải, ruộng nương làng mạc bị xâm chiếm thì lựa chọn cái chết để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang và cao cả. Mỗi một thân xác nằm xuống, mỗi một phần thi thể mất đi là một ánh hào quang soi sáng hơn con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đó là những dòng chữ bằng vàng khắc sâu vào lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

Xin được gửi lời tri ân thành kính tới các thế hệ đã chiến đâu vì độc lập tự do, vì sự bình yên cho Tổ quốc hôm nay. Sống trong cảnh hòa bình, được cất tiếng hát ca sẽ không quên mảnh đất dưới chân mình đã thấm đượm mồ hôi, xương máu của cha anh đi trước, và xin nguyện sống xứng đáng với những kỳ vọng của các thế hệ đi trước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

A. Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

I. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

- Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).

- Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt với kinh đô Thăng Long, do đó còn được gọi là văn minh Thăng Long.

- Trên cơ sở kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.

- Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, với sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh quốc phòng,... Thành tựu văn minh phát triển nhanh chóng và vững chắc qua các bước chuyển biến mạnh mẽ vị thế đất nước.

+ Thế kỉ X gắn với sự nghiệp khôi phục nền tự chủ sau hơn nghìn năm Bắc thuộc của các chính quyền họ Khúc Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê.

+ Việc dời đô từ Hoa Lư (thuộc Ninh Bình ngày nay) ra Đại La và đổi là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) là một bước tiến mới với sự phát triển mọi mặt của quốc gia Đại Việt; bên cạnh kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển tạo nên những sắc thái mới.

+ Cương vực lãnh thổ đất nước từng bước được mở rộng, kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau, mở rộng từ đất liền ra biển đảo. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm.

- Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt.

- Giai đoạn sơ kì (thế kỉ X - đầu XI):

+ Trải qua các chính quyền họ Khúc, họ Dương và Ngô, Đinh, Tiền Lê.

+ Đây là giai đoạn định hình những giá trị mới, làm nền tảng cho sự hình thành nền văn minh Đại Việt.

- Giai đoạn phát triển (đầu thế kỉ XI đến thế kỉ XVI):

+ Gắn liền với văn hoá Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,... của cả nước.

+ Các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phát triển phong phú và đa dạng.

+ Tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng văn hoá Đại Việt vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Giai đoạn muộn (thế kỉ XVI – XIX):

+ Văn hoá phát triển trong tình trạng đất nước không ổn định. Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn có nhiều biến động, các triều đại thay thế nhau trị vì và chia cắt đất nước. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp giữa thế kỉ XIX đã chấm dứt thời kì phát triển của văn minh Đại Việt.

+ Giai đoạn này nhiều yếu tố mới xuất hiện khi văn minh phương Tây du nhập vào, tạo nên xu hướng vận động mới làm tiền để cho sự hình thành văn minh Việt Nam về sau.

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước; ngoài ra, nhân dân còn trồng nhiều cây khác: khoai, sắn, ngô, kê, đậu…

- Các triều đại đều có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp qua lễ Tịch điền đầu năm.

Phục dựng lễ Tịch điền ở Núi Đọi (Hà Nam)

- Nhà nước đặt chức Hà đê sứ, Khuyến nông sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ.

- Việc dùng cày sắt và sức kéo của trâu bò, việc thâm canh, trồng hai vụ lúa một năm trở nên rất phổ biến.

- Công cuộc khẩn hoang đất đai rất được chú trọng, nhất là thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn.

- Các nghề thủ công cổ truyền (dệt lụa, rèn sắt, đúc đồng, nhuộm,...) tiếp tục phát triển và nhiều nghề mới ra đời (làm tranh sơn mài, làm đường, làm giấy, khắc in bản gỗ,...) để lại nhiều thành tựu tiêu biểu, nổi bật là An Nam tứ đại khí (tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm).

- Một số làng, phường thủ công chuyên nghiệp xuất hiện, đặc biệt trong nghề dệt (sa màu La Khê, lĩnh hoa Bưởi, lượt Phùng, lụa Hà Đông).

- Nghề làm gồm có kĩ thuật tinh xảo, được thương nhân nước ngoài ưa chuộng, nhất là sản phẩm của các làng gốm nổi tiếng (Bát Tràng, Chu Đậu,...), được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, phương Tây.

- Nghề đóng tàu thuyền ra đời sớm và đạt trình độ cao: chiến thuyền “Cổ lâu” (thế kỉ XV), thuyền chiến có đặt súng lớn (thế kỉ XVIII), tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước (thế kỉ XIX)

+ Thời Lý – Trần phổ biến việc đúc tiền kim loại, thời nhà Hồ đã có tiền giấy.

+ Chợ địa phương và phố buôn bán ra đời, trong đó kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất.

+ Thăng Long thời Lý – Trần có 61 phố phường, đến thời Lê sơ sắp xếp thành 36 phố phường.

+ Việc buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á phát đạt.

+ Từ thế kỉ XVI – XVIII, Đại Việt mở rộng buôn bán với Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, qua các trung tâm ở Thăng Long, Phố Hiến (thuộc Đàng Ngoài) và Thanh Hà, Hội An, Sài Gòn, Đồng Nai, Mỹ Tho, Hà Tiên (thuộc Đàng Trong).

Tranh thương cảng Hội An thế kỉ XVIII

+ Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với vai trò tối cao của nhà vua, từng bước phát triển từ thế kỉ XI và hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XV.

+ Sự hoàn thiện bộ máy nhà nước là một bước trưởng thành về văn minh chính trị của quốc gia Đại Việt.

- Nhà nước phong kiến Đại Việt đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược như chống Tống (thế kỉ X, XI), chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII).

+ Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ.

+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt).

+ Nhà Trần có bộ Hoàng triều đại điển và bộ Hình luật.

+ Nhà Lê sơ ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật mang đậm tính dân tộc, có những điểm tiến bộ về mặt kĩ thuật lập pháp, được xem là bộ luật tiến bộ nhất thời phong kiến Việt Nam.

+ Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long).

a. Tư tưởng yêu nước thương dân:Phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân.

- Dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc.

- Thân dân: gần dân, yêu dân; vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.

b. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên:tiếp tục phát triển qua việc xây lăng, miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các Thành hoàng làng, các vị tổ nghề,…, tạo nên tinh thần cởi mở, hoà đồng tôn giáo của người Việt.

=> Người Việt sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả phương Tây trên cơ sở hoà nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hoá rất nhân văn.

c. Phật giáo:phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý – Trần.

- Dưới thời vua Lý Thánh Tông, thiền phái Thảo Đường được sáng lập.

- Thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, vua Trần Nhân Tông được vinh danh là Phật hoàng.

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử (Quảng Ninh)

- Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

d. Đạo giáo:phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội.

e. Nho giáo: dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử.

- Thế kỉ XI, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.

- Thế kỉ XV, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, những người hiền tài cho đất nước.

=> Các tín ngưỡng và tôn giáo Đại Việt có sự hoà đồng (nhất là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của nhân dân. Thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam, từng bước tạo nên những nét văn hoá mới trong các cộng đồng cư dân.

- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.

- Năm 1076, triều đình xây dựng Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc, quan lại.

- Dưới thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quý tộc, quan lại học tập.

- Năm 1247, kì thi Tam khôi đầu tiên được tổ chức.

- Năm 1374, kì thi Tiến sĩ đầu tiên được tổ chức.

- Tinh thần “tôn sự trọng đạo” được đề cao, thể hiện qua việc tôn thờ nhà giáo Chu Văn An trong Quốc Tử Giám.

Tượng Chu Văn An ở Quốc Tử Giám (Hà Nội)

- Đến thời Lê sơ, nền giáo dục và thi cử ngày càng quy củ. Khoa cử trở thành phương thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại.

- Từ năm 1463, cứ 3 năm một lần triều đình tổ chức thì Hội tại kinh thành, thi Hương tại địa phương.

- Năm 1484, triều đình đặt ra lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu.

Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

- Tại các địa phương, bên cạnh các trường do nhà nước quản lí còn có các trường tư. Con em bình dân ưu tú cũng được đi học, đi thi và bổ nhiệm làm quan.

=> Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX, giáo dục Nho học tiếp tục đóng vai trò chủ yếu đào tạo quan lại và nâng cao dân trí. Nền giáo dục Đại Việt phát triển và sản sinh nhiều bậc hiền tài như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,...

- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo chữ Nôm để ghi tiếng nói dân tộc. Các vua Hồ Quý Ly, Quang Trung rất có ý thức để cao chữ Nôm, bên cạnh chữ Hán.

- Đến thế kỉ XVII, chữ quốc ngữ ra đời từ sự cải tiến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và phát triển trở thành chữ viết chính thức ngày nay của Việt Nam.

+ Chủ yếu là thơ, phú, hịch, thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

+ Các tác phẩm tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ), Nam quốc sơn hà (không rõ tác giả), Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Quỳnh Uyển cửu ca (các tác giả trong Hội Tao Đàn), Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ)....

+ Thế kỉ XVIII, văn xuôi tự sự chữ Hán đạt thành tựu lớn: tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái); truyện kí: Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ),...

+ Xuất hiện từ thế kỉ XIII, phát triển mạnh vào các thế kỉ XVI – XIX:

+ Tác phẩm tiêu biểu: Văn tế cá sấu (Hàn Thuyên), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Binh Khiêm), Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đào Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan,.. nổi tiếng hơn cả là Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),…

+ Tiếp tục phát triển mạnh trong các thế kỉ XVI – XVIII.

+ Những tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử,... được đúc kết dưới dạng thơ, ca dao, tục ngữ thể hiện những suy tư của cá nhân về cuộc sống, về chiến tranh, tình yêu nam nữ, tình yêu thiên nhiên, thể hiện khát vọng sống tự do, hoà bình.

- Nhà Trần thành lập Quốc sử viện.

- Nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán.

- Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu, thời Trần), Đại Việt sử ký tục biên (Phan Phu Tiên, thời Lê sơ), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê), Đại Việt thông sử (Lê Quý Đôn, thế kỉ XVII), Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú, đầu thế kỉ XIX),...

b. Địa lí học: Những công trình tiêu biểu là:

- Dư địa chí (Nguyễn Trãi, thời Lê sơ),

- Hồng Đức bản đồ sách (thời Lê Thánh Tông),

- Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn),

- Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức, thời Nguyễn),…

c. Toán học: Những tác phẩm tiêu biểu là:

- Toán pháp đại thành (hay Đại thành toán pháp)

- Khải minh toán học (Lương Thế Vinh)

- Ý Trai toán pháp nhất đắc lục (Nguyễn Hữu Thận),…

- Nhà Hồ đã chế tạo được súng thần cơ. Nhà Tây Sơn đã chế tạo được các loại đại pháo, hoả pháo, các loại chiến thuyền gắn nhiều đại bác. Nhà Nguyễn xây dựng thành quách theo kiến trúc Vô-băng với các công trình nổi bật: kinh thành Huế, thành Hà Nội, thành Gia Định,...

- Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đặc sắc có “tiên phát chế nhân” (Lý Thường Kiệt), “phụ tử chi binh” (Trần Quốc Tuấn), “tâm công” (Nguyễn Trãi),…

- Các tác phẩm nổi tiếng về khoa học quân sự có Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư (Trần Hưng Đạo), Hổ trướng khu cơ (Đào Duy Từ).....

e. Y học: các danh y vừa lo chữa bệnh cứu người vừa biên soạn nhiều bộ y thư có giá trị, tiêu biểu như:

- Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư (Tuệ Tĩnh)

- Y học yếu giải tập chú di biên (Chu Văn An)

- Châm cứu tiệp hiệu diễn ca (Nguyễn Đại Năng)

- Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác)

- Liệu dịch phương pháp toàn tập

- Hộ nhi phương pháp (Nguyễn Gia Phan)

- La Khê phương dược (Nguyễn Quang Tuân).

- Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm, tuồng, chèo, quan họ, ngâm thơ, ả đảo, hát xẩm,...

- Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng, gắn liền với quốc thể.

- Nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm như: Lễ Tịch điền, Hội thề Minh Thế, Giỗ Tổ Hùng Vương, Hội Gióng, Hội Dâu, Tết Nguyên đán, tiết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu,… đã trở thành truyền thống chung của các cộng đồng dân tộc Việt Nam.

- Phát triển mạnh dưới thời Lý –Trần. Từ thời Lê sơ, cung điện, lâu đài, thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn, kiến trúc bề thế và vững chãi.

- Công trình tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, Lam Kinh, thành nhà Mạc, Luỹ Thầy, thành Gia Định, kinh thành Huế, thành Hà Nội,…

Đoan Môn trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)

- Những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc,…

- Điêu khắc trên đá, trên gốm rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những nét đẹp trong nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc và Chăm-pa.

- Điêu khắc gỗ phát triển, các bức chạm gỗ ở các đình làng, các tượng Phật chạm trổ chi tiết, mềm mại, thanh thoát,…

- Nghệ thuật tạc tượng thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, tiêu biểu là tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh); 18 pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội).

III. Ý nghãi của văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam

1. Ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt

- Ưu điểm: Văn minh Đại Việt là nền văn minh nông nghiệp lúa nước mang đậm bản sắc dân tộc với tinh thần chủ đạo là yêu nước, nhân ái, hoà hợp với tự nhiên, hòa hợp giữa người với người, giữa làng với nước.

+ Văn minh Đại Việt đã phát triển đến cao độ những gì có thể đạt được của một nền văn minh nông nghiệp.

+ Yếu tố đô thị nhìn chung mờ nhạt.

+ Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và gắn liền với nó là những lệ làng tạo nên tính thụ động, khép kín, thiếu tính đột phá, sáng tạo, tinh thần hội nhập,...

2. Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam

- Những thành tựu của nền văn minh Đại Việt thể hiện một nền văn hoá rực rỡ, phong phú, toàn diện, độc đáo, khẳng định bản sắc của một dân tộc, một quốc gia văn hiến, văn minh ở khu vực Đông Nam Á và thế giới phương Đông.

- Văn minh Đại Việt thể hiện rõ sự kết hợp những dòng văn hoá đã có khả năng hội nhập giữa bản địa với bên ngoài và bên ngoài hoà nhập vào nội địa.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

Câu 1. Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào?

Giải thích: Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân. Dân tộc - đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc. Thân dân - gần dân, yêu dân: vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. (SGK - Trang 110)

Câu 2. Phật giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam dưới thời nào?

Giải thích: Phật giáo phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập ở nước ta và trở thành quốc giáo thời Lý - Trần. (SGK - Trang 110)

Câu 3. Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta?

Giải thích: Nho giáo dàn phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử. Từ thế kỉ XI, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử. Thế kỉ XV (thời Lê sơ), Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, những người hiền tài cho đất nước. (SGK - Trang 110)

Câu 4. Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?

Giải thích: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều Lý. Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài. Năm 1076, triều đình xây dựng Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc, quan lại. (SGK - Trang 111)

Câu 5. Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

Giải thích: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi tiếng nói dân tộc. (SGK - Trang 112)

Câu 6. Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X - XV không bao gồm thể loại nào sau đây?

Giải thích: Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X - XV bao gồm văn học dân gian, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. (SGK - Trang 112, 113)

Câu 7. Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là

A. quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng.

B. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.

C. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại.

D. sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:

- Sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

- Quá trình đấu tranh giành độc lập và bảo tồn văn hóa thời Bắc thuộc.

- Quá trình xây dựng và phát triển quốc gia, quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập của các triều đại phong kiến.

- Sự tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài để làm giàu văn minh Đại Việt. (SGK - Trang 106)

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?

A. Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác.

B. Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ.

C. Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất.

D. Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.

Giải thích: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp qua lễ Tịch điền đầu năm. Nhà nước đặt chức Hà đê sứ, Khuyến nông sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ. Việc dùng cày sắt và sức kéo của trâu bò, việc thâm canh, trồng hai vụ lúa một năm trở nên rất phổ biến. Công cuộc khẩn hoang đất đai rất được chú trọng, nhất là thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn. (SGK - Trang 108)

Câu 9. Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là

Giải thích: Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là Thăng Long. Thăng Long thời Lý - Trần có 61 phố phường, đến thời Lê sơ sắp xếp thành 36 phố phường. (SGK - Trang 108)

Câu 10. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?

Giải thích: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với vai trò tối cao của nhà vua. (SGK - Trang 109)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Lý thuyết Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Lý thuyết Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Lý thuyết Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Lý thuyết Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác