Công thức phù hợp với 4 người ăn, thực hiện trong 30 phút.
Công thức phù hợp với 4 người ăn, thực hiện trong 30 phút.
Budae jjigae, hay lẩu quân đội, là một trong những món ăn được yêu thích nhất ở Hàn Quốc. Lẩu là kết sự hợp của chả cá, tokbokki, xúc xích, kim chi, mì sợi, hành, ớt bột... cùng các nguyên liệu nước ngoài như thịt hộp, phô mai.
Không chỉ là món ăn quốc dân của người Hàn, món budae jjigae còn được xếp vào danh sách món nhất phải thử của du khách đến đây. Ảnh: Atlas Obscura.
Nguồn gốc ra đời của nó lại mang một câu chuyện buồn. Trong chiến tranh, người dân phải vật lộn với tình trạng khan hiếm thực phẩm và các cửa hàng hiếm khi có thịt dự trữ. Trong khi đó, tại thành phố Uijeongbu (cách thủ đô Seoul khoảng một giờ lái xe), một căn cứ quân sự của Mỹ có rất nhiều thịt hộp. Các đầu bếp Hàn Quốc đã nghĩ ra món ăn sáng tạo từ nguồn lực hạn chế. Họ xếp hàng bên ngoài doanh trại quân đội để mua, thậm chí nhặt các hộp thức ăn thừa của lính Mỹ.
Thịt hộp khá đắt và mặn nên họ cần phải để dành. Người Hàn Quốc đã thêm kim chi, tỏi, rau, tương ớt, mì ăn liền, đậu đóng hộp, phô mai, xúc xích và thịt nguội. Thành phẩm là một món lẩu cay, với sự hòa quyện tuyệt vời giữa thịt hộp, phô mai và rau củ mà họ đặt tên là món lẩu quân đội budae jjigae ("budae" là "quân doanh" và "jjigae" có nghĩa là "lẩu", "canh" hay "đồ hầm").
Người Hàn Quốc thường ăn món ăn này vào buổi trưa, đặc biệt là sinh viên và người làm văn phòng. Ảnh: Seoulian.
Tình trạng khan hiếm thịt tiếp tục diễn ra vào thời kỳ hậu đình chiến. Chiến tranh đã phá hủy các nhà máy, nhà cửa và khoảng 10% dân số Hàn Quốc đã mất đi. Trong số những người Hàn Quốc đói khát còn sống sót, nhiều người tiếp tục phát triển món budae jjigae. Tuy nhiên, chính phủ lúc đó không đồng tình và đã ra lệnh cấm người Hàn mua sản phẩm của Mỹ.
Điều này tạo ra "chợ đen" bán các nguyên liệu nấu món lẩu quân đội. Các cửa hàng bán lẻ dành cho cho lính Mỹ đóng quân tại Hàn trở thành nơi bán thịt hộp. Việc này được coi là bất hợp pháp cho đến khi một công ty Hàn Quốc bắt đầu sản xuất nó vào những năm 1980.
Sau khi lệnh cấm sử dụng sản phẩm của Mỹ được dỡ bỏ, budae jjigae đã phát triển thành một món ăn phổ biến toàn quốc. Với ý nghĩa lịch sử, món ăn này được nhà xã hội học Grace M. Cho mô tả là "một cuộc phiêu lưu của ẩm thực".
Ngày nay, budae jjigae xuất hiện trên các thực đơn của hầu hết nhà hàng, đặc biệt trong khu vực trường đại học. Nhiều người không hề biết được câu chuyện lịch sử của nó, họ chỉ ăn đơn giản vì thích hương vị. Theo ông Lee Ok-hyang, chủ một nhà hàng, bí quyết làm nên món budae jjigae ngon là kim chi. Kim chi cần được lên men đủ, trong ít nhất một hoặc hai năm.
Budae Jjigae được phục vụ tại các nhà hàng ở Hàn Quốc và một số nơi trên thế giới. Thậm chí, ở tỉnh Uijeongbu, nơi xuất xứ của món lẩu quân đội, có cả một con đường được đặt tên món ăn này. Một số nhà hàng ở đây đã bán món lẩu quân đội từ khi cuộc chiến chấm dứt (1953) cho đến nay. Một bữa ăn thịnh soạn với budae jjigae có giá khoảng 9.000 - 20.000 won (170.000 - 380.000 đồng) mỗi người.
Một số địa chỉ gợi ý thưởng thức món lẩu quân đội: - Nhà hàng Boyeong Sikdang tại 214-127, Uijeongbu1-dong, thành phố Uijeongbu, tỉnh Gyeonggi. - Khu vực ga tàu điện ngầm gần đại học Sookmyung Women, Seoul. - Nhà hàng Daewoo Budaejjigae tại 641-18, Yeoksam-dong, Gangnam, Seoul.
Ngân Dương (Theo Atlas Obscura)
- Chi phí đi lao động: ngân hàng có cho vay vốn không, nếu có thì được bao nhiêu phần trăm?- Ngành nghề nào phía thị trường Hàn Quốc có nhu cầu nhiều nhất? - Thời gian từ lúc đăng ký đến lúc đi và thời gian học tiếng Hàn bao lâu?- Thời gian hợp đồng cũng như thời gian lao động và mức lương hàng tháng cùng với các loại thu nhập khác là bao nhiêu?
Tôi ở Vĩnh Long, có thể đăng ký nơi nào dễ nhất? Xin chân thành cảm ơn! (Pham Tuan Anh)
Hiện nay nhà nước đang triển khai chương trình XKLĐ qua Hàn Quốc theo chương trình cấp phép mới, đây là chương trình phi lợi nhuận và ưu tiên cho các đối tượng như: bộ đội xuất ngủ, con em các gia đình chính sách và hộ nghèo.
Chi phí của chương trình này vào khoảng 670 USD và khoảng 400 USD, khi qua Hàn Quốc sẽ đóng. Chương trình này được giao chỉ tiêu về từng tỉnh và do Sở LĐ-TB&XH ở tỉnh đó phụ trách tuyển dụng, đào tạo và thi tuyển. Nếu bạn thi đậu trong kỳ thi tuyển tiếng Hàn (mỗi năm có hai đợt là tháng 4 và tháng 10), hồ sơ của bạn sẽ được Sở LĐ-TB&XH tỉnh chuyển ra cho Trung tâm lao động ngoài nước để họ chuyển lên mạng.
Về nhu cầu ngành nghề, tùy theo mức điểm mà bạn đạt được trong kỳ thi, nếu đạt từ 120 điểm trở lên bạn được quyền chọn ngành nghề, còn đạt từ 60 - 120 điểm phải chọn nghề bắt buộc.
Bạn đang ở Vĩnh Long, hãy đến Sở LĐ-TB&XH tỉnh để hỏi và đăng ký dự thi, việc vay vốn Sở LĐ-TB&XH cũng sẽ tư vấn cho bạn. Thân mến!
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lao động việc làm, kỹ năng nghề nghiệp, quyền lợi của người lao động... bạn đọc có thể gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: [email protected]
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!