Bên cầu dệt lụa là tuồng cải lương kinh điển của Việt Nam,[1][2] được công diễn lần đầu vào năm 1976, do soạn giả Thế Châu sáng tác kịch bản.[3][4] Vở diễn đã nói lên lòng chung thủy của tiểu thư Quỳnh Nga và Trần Minh. Bên cầu dệt lụa có nội dung thật đơn sơ, mộc mạc như câu chuyện cổ tích, đề cao nhân nghĩa ở đời, lòng hiếu thảo, tình bằng hữu, nghĩa thủy chung.
Bên cầu dệt lụa là tuồng cải lương kinh điển của Việt Nam,[1][2] được công diễn lần đầu vào năm 1976, do soạn giả Thế Châu sáng tác kịch bản.[3][4] Vở diễn đã nói lên lòng chung thủy của tiểu thư Quỳnh Nga và Trần Minh. Bên cầu dệt lụa có nội dung thật đơn sơ, mộc mạc như câu chuyện cổ tích, đề cao nhân nghĩa ở đời, lòng hiếu thảo, tình bằng hữu, nghĩa thủy chung.
Ông Phan Quốc Kiệt, giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, chia sẻ việc dựng lại Bên cầu dệt lụa là để tạo cơ hội cho người trẻ.
Cảnh trong vở Bên cầu dệt lụa - Ảnh: LINH ĐOAN
"Đây là vở diễn nằm trong kế hoạch năm của nhà hát chúng tôi. Trước đây chúng tôi cũng chọn và dựng lại một số tác phẩm kinh điển như Tướng cướp Bạch Hải Đường, Tiếng trống Mê Linh, Lan và Điệp…
Với những kịch bản hay, nhà hát không chỉ muốn phát huy để phục vụ khán giả. Mà qua phần dàn dựng của đạo diễn kỳ cựu Trần Ngọc Giàu, chúng tôi mong các diễn viên trẻ có cơ hội được trải nghiệm, học tập những vai diễn khó, nâng cao năng của mình" - ông Kiệt nói.
Với lần dựng lại này, nhà hát chọn nhiều gương mặt là chuông vàng vọng cổ để giao những vai quan trọng như Kim Luận vai Quỳnh Nga, Nguyễn Văn Khởi vai Trần Minh, Võ Thành Phê vai Nhuận Điền.
Ngoài ra còn có sự góp mặt của các diễn viên như Phùng Ngọc Bảy, Mỹ Linh, Thy Phương, Kim Thùy, Thanh Đông, Hoàng Minh Vương, Minh Hoàng, Hoài Nam…
Trong buổi phúc khảo vở diễn mới đây, Bên cầu dệt lụa tạo cảm tình bởi có sự đầu tư về trang phục, âm nhạc, cảnh trí, ánh sáng…
Đạo diễn Trần Ngọc Giàu không quá phô trương trong dàn dựng mà thể hiện sự tinh tế trong từng lớp diễn.
Ông muốn khán giả cải lương được xem một bản dựng mượt mà, được nghe ca đã tai và cũng rất thơ với nhiều hình ảnh như một bức tranh, chẳng hạn cảnh đồng quê nhà Nhuận Điền, quán gấm dệt lụa của Quỳnh Nga…
Tuy nhiên, có vẻ một số vai diễn quan trọng vẫn còn là thách thức với nghệ sĩ trẻ và cần họ nỗ lực hơn như Phùng Ngọc Bảy với vai Quan huyện, Mỹ Linh vai Bích Vân công chúa…
TTO - Hai vở cải lương kinh điển Tiếng trống Mê Linh & Bên cầu dệt lụa (tác giả Thế Châu, đạo diễn: NSND Huỳnh Nga, phục dựng: NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Hữu Châu) sẽ công diễn tại Nhà hát Bến Thành (Q.1, TP.HCM) vào đầu tháng 3-2014.
Theo soạn giả kỳ cựu Nguyễn Phương, trước 1975, soạn giả Thế Châu vốn là một ông giáo ở Bình Dương mê cải lương nên theo nghiệp viết lách, hợp soạn nhiều tuồng cùng một số soạn giả tên tuổi như Hoa Phượng, Loan Thảo...
Bên cầu dệt lụa đánh dấu kịch bản ông viết riêng tạo nên tiếng vang trên sân khấu Đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga khoảng năm 1976.
Nghệ sĩ Thanh Nga (vai Quỳnh Nga) và nghệ sĩ Thanh Sang (vai Trần Minh) trong vở cải lương kinh điển Bên cầu dệt lụa
Khoảng những năm 1960, soạn giả Thanh Cao có viết tuồng dựa trên truyện thơ Trần Minh khố chuối hát ở đoàn Tiếng Chuông.
Chuông vàng Võ Thành Phê (phải, vai Nhuận Điền) và Nguyễn Văn Khởi (vai Trần Minh) trong Bên cầu dệt lụa được Nhà hát Trần Hữu Trang dựng lại - Ảnh: LINH ĐOAN
Soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng cũng dựa trên truyện thơ này viết tuồng Quán gấm đầu làng hát ở đoàn Bích Sơn - Ngọc An.
Tuy nhiên, tuồng Bên cầu dệt lụa của soạn giả Thế Châu đã thành công vượt trội, được rất nhiều khán giả gần xa nhớ đến.
Đây là vở cải lương ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng vì đề cao tình bằng hữu, tình cảm thủy chung, nhân nghĩa của các nhân vật như Quỳnh Nga, Trần Minh, Nhuận Điền…
Có thể nói Bên cầu dệt lụa của Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga không chỉ sống mãi vì câu chuyện ý nghĩa mà còn bởi sự góp mặt của lực lượng diễn viên xuất sắc.
Có rất nhiều nghệ sĩ từng đoạt giải Thanh Tâm danh giá xuất hiện trong vở như nghệ sĩ Thanh Nga, Thanh Sang, Hùng Minh, Thanh Tú, Bảo Quốc.
Đặc biệt nhắc đến Quỳnh Nga, khán giả sẽ nghĩ ngay đến cố nghệ sĩ Thanh Nga.
Với phong cách biểu diễn sang trọng, điềm đạm, tinh tế, nàng Quỳnh Nga được xem là một trong những vai diễn để đời của "Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga.
Không chỉ có Thanh Nga, rất nhiều vai diễn trong vở cũng thành vai diễn để đời của các nghệ sĩ khác.
Có thể kể ra như nghệ sĩ Thanh Sang với vai Trần Minh, nghệ sĩ Thanh Tú vai Nhuận Điền, nghệ sĩ Hùng Minh vai Hiếu Danh.
Nghệ sĩ Xuân Lan là Bích Vân công chúa, Chí Hiếu với vai Quan huyện, còn Bảo Quốc thì nhộn nhạo trong hình ảnh anh chàng học dốt mà hay ức hiếp Trần Minh là Tất Đạo…