Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 2006. Là cơ quan trực tiếp tham mưu giúp Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố lãnh đạo, quản lý nhà nước về công tác phòng cháy và chữa cháy; tổ chức thực hiện công tác phòng và chữa cháy, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố.[3]
Ngày 21 tháng 8 năm 2018, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh được sát nhập vào Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thành Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn.[4]
Năm 2018, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Cần Thơ được sát nhập vào Công an thành phố Cần Thơ
Sau là Cục trưởng Cục Xây dựng Phong trào Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc, Bộ Công an
Công an Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan Công an thành phố trực thuộc Trung ương (Loại đặc biệt) ở Việt Nam, thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Công an, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; chủ trì và thực hiện thống nhất quản lí Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tổ chức xây dựng lực lượng Công an thành phố cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Sau Cách mạng tháng Tám, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam ra đời.
Tại Nam bộ, ngày 26 tháng 8 năm 1945, Quốc gia Tự vệ cuộc được thành lập, trực tiếp phụ trách địa bàn Sài Gòn – Chợ Lớn với nhiệm vụ trấn áp tình báo, gián điệp, phản cách mạng, tham gia xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng ở các địa phương, tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến, giúp Quốc gia Tự vệ cuộc bảo vệ Đảng và chính quyền cách mạng còn non trẻ và chuẩn bị lực lượng đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
Tháng 10 năm 1945, để kịp thời chỉ đạo các tỉnh miền Đông Nam bộ trong tình hình kháng chiến đã bùng nổ, Quốc gia Tự vệ cuộc Nam bộ quyết định thành lập Quốc gia Tự vệ cuộc miền Đông.
Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quốc gia Tự vệ cuộc được tổ chức lại và mang tên mới là Công an Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL về việc thành lập Việt Nam Công an vụ. Tuy nhiên, do điều kiện chiến trường chia cắt, giao thông liên lạc khó khăn nên đến tháng 4-1946, Quốc gia Tự vệ cuộc Nam bộ mới triển khai Sắc lệnh 23/SL và đổi tên thành Sở Công an Nam bộ.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, bộ máy công an Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định từng bước được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, các mặt hoạt động được tăng cường và đẩy mạnh, liên tiếp trừng trị những tên Việt gian có nợ máu với nhân dân như: Nguyễn Văn Sâm – Chủ tịch Mặt trận Liên hiệp Quốc gia, Marcel Bazin – Chánh Mật thám Nam kỳ (Vụ ám sát Bazin)... Song song đó, các lực lượng khác của công an Sài Gòn – Chợ Lớn đã thực hiện hàng chục vụ, tiêu diệt hàng trăm tên, vừa lính Pháp, vừa tay sai và vận động đồng bào tiếp tục các cuộc đấu tranh sôi nổi, hỗ trợ đắc lực phong trào cách mạng tại thành phố.
Sau Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2-1951), tháng 6-1951, Trung ương Cục miền Nam được thành lập thay cho Xứ ủy Nam bộ; Nam bộ được chia làm 2 phân liên khu miền Đông và miền Tây, tỉnh Gia Định Ninh được thành lập trên cơ sở nhập 2 tỉnh Gia Định và Tây Ninh. Từ chủ trương đó, Ty Công an Gia Định Ninh được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Lựu làm Trưởng ty.
Tháng 3 năm 1961, Ban Bảo vệ an ninh khu Sài Gòn – Gia Định (An ninh T4) được thành lập để bảo vệ Đảng, bảo vệ căn cứ, thu thập địch tình ngay tại sào huyệt của chúng.
Sau ngày giải phóng, tình hình thành phố rất phức tạp về chính trị - xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ của ngành công an rất nặng nề. Lực lượng An ninh T4 với tên gọi mới là Ban An ninh Nội chính dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quân quản thành phố đã nhanh chóng triển khai các mặt công tác, vừa làm công tác tiếp quản, phục vụ ổn định đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.
Bước vào năm 1976, tình hình cách mạng tại thành phố có nhiều thay đổi lớn. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội quyết định đặt tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là TP.HCM. Theo đó Ban An ninh Nội chính Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên thành Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1976 là năm đầu tiên ngành công an đã thống nhất trong toàn quốc về đường lối, nhiệm vụ, phương châm hoạt động, thống nhất lực lượng và cơ cấu tổ chức nên đã tạo ra sức mạnh mới trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.[1]
Ngày 12/4/2024, Đoàn khảo sát của Thanh tra Bộ Công an do đồng chí Thượng tá, TS. Phan Văn Bé, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an làm Trưởng đoàn và 05 đồng chí thuộc các phòng của Thanh tra Bộ Công an đã có buổi làm việc trực tiếp với Công an thành phố để đánh giá tình hình, kết quả thi hành 05 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác thanh tra Công an nhân dân.
Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Đại tá Trần Văn Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố; lãnh đạo Phòng Thanh tra Công an thành phố, Phòng Tham mưu, Phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát giao thông; lãnh đạo và cán bộ làm công tác thanh tra Công an quận Ninh kiều, Công an quận Bình Thủy, Công an quận Cái Răng.
Đại tá Trần Văn Dương, Thành ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an thành phố phát biểu tại buổi làm việc
Với yêu cầu khảo sát thực tế kết quả thực hiện 05 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác thanh tra Công an nhân dân. Đại diện lãnh đạo Thanh tra Công an thành phố đã báo cáo cụ thể với Đoàn về kết quả thi hành 05 Thông tư: Thông tư số 18/2022/TT-BCA ngày 20/4/2022 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra hành chính của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư số 128/2021/TT-BCA ngày 31/12/2021 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư số 29/2019/TT-BCA ngày 30/8/2019 quy định việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân; Thông tư số 01/2023/TT-BCA ngày 05/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân; Thông tư số 52/2021/TT-BCA ngày 14/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thanh tra Công an nhân dân.
Thượng tá, TS. Phan Văn Bé, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an, Trưởng đoàn quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của buổi làm việc
Tại buổi làm việc, Công an các đơn vị đã phát biểu nhiều ý kiến xoay quanh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sử dụng các biểu mẫu quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-BCA; tính khoa học, thống nhất trong quy định của Thông tư số 52/2021/TT-BCA; hạn chế, bất cập trong thực hiện quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải pháp để thực hiện một số nội dung mới của Luật Thanh tra năm 2022, cũng như trong hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Kiến nghị những nội dung cần hoàn thiện… Sau khi kết thúc buổi làm việc, đồng chí Trưởng đoàn khảo sát đã giải đáp thắc mắc các câu hỏi mà đại biểu đặt ra.
Kết quả buổi làm việc đã có sự phân tích, đánh giá sâu sắc, toàn diện về những bất cập, những khó khăn, vướng mắc; xác định những nội dung không còn phù hợp để có căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các thông tư nêu trên cho thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành./.
Ngày 12/4/2024, Đoàn khảo sát của Thanh tra Bộ Công an do đồng chí Thượng tá, TS. Phan Văn Bé, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an làm Trưởng đoàn và 05 đồng chí thuộc các phòng của Thanh tra Bộ Công an đã có buổi làm việc trực tiếp với Công an thành phố để đánh giá tình hình, kết quả thi hành 05 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác thanh tra Công an nhân dân.
Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Đại tá Trần Văn Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố; lãnh đạo Phòng Thanh tra Công an thành phố, Phòng Tham mưu, Phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát giao thông; lãnh đạo và cán bộ làm công tác thanh tra Công an quận Ninh kiều, Công an quận Bình Thủy, Công an quận Cái Răng.
Đại tá Trần Văn Dương, Thành ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an thành phố phát biểu tại buổi làm việc
Với yêu cầu khảo sát thực tế kết quả thực hiện 05 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác thanh tra Công an nhân dân. Đại diện lãnh đạo Thanh tra Công an thành phố đã báo cáo cụ thể với Đoàn về kết quả thi hành 05 Thông tư: Thông tư số 18/2022/TT-BCA ngày 20/4/2022 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra hành chính của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư số 128/2021/TT-BCA ngày 31/12/2021 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư số 29/2019/TT-BCA ngày 30/8/2019 quy định việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân; Thông tư số 01/2023/TT-BCA ngày 05/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân; Thông tư số 52/2021/TT-BCA ngày 14/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thanh tra Công an nhân dân.
Thượng tá, TS. Phan Văn Bé, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an, Trưởng đoàn quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của buổi làm việc
Tại buổi làm việc, Công an các đơn vị đã phát biểu nhiều ý kiến xoay quanh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sử dụng các biểu mẫu quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-BCA; tính khoa học, thống nhất trong quy định của Thông tư số 52/2021/TT-BCA; hạn chế, bất cập trong thực hiện quy trình thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải pháp để thực hiện một số nội dung mới của Luật Thanh tra năm 2022, cũng như trong hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Kiến nghị những nội dung cần hoàn thiện… Sau khi kết thúc buổi làm việc, đồng chí Trưởng đoàn khảo sát đã giải đáp thắc mắc các câu hỏi mà đại biểu đặt ra.
Kết quả buổi làm việc đã có sự phân tích, đánh giá sâu sắc, toàn diện về những bất cập, những khó khăn, vướng mắc; xác định những nội dung không còn phù hợp để có căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các thông tư nêu trên cho thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành./.