Trong không khí phấn khởi toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều ngày 09/12/2024, tại xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Bộ tư lệnh Quan khu I phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức khánh thành, bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích Quốc gia Đồi Pụ Đồn, thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Thái Nguyên.
Trong không khí phấn khởi toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều ngày 09/12/2024, tại xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Bộ tư lệnh Quan khu I phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức khánh thành, bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích Quốc gia Đồi Pụ Đồn, thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Thái Nguyên.
Theo Điều 3 và Điều 4 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về điều tra tài nguyên du lịch như sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra tổng thể tài nguyên du lịch. Căn cứ nhu cầu thực tiễn hoặc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra bổ sung để cập nhật thông tin về tài nguyên du lịch.
- Thời gian thực hiện điều tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Nội dung cơ bản trong điều tra tài nguyên du lịch như sau:
+ Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất, (đất có) mặt nước đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.
+ Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.
+ Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.
+ Giá trị của tài nguyên du lịch.
Theo Điều 7 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì kinh phí điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch như sau:
- Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tháng 10 là thời điểm cuối mùa mưa ở Thái Lan. Lúc này, nhiệt độ ở phía Bắc dao động từ 28°C đến 33°C, trong khi ở phía Nam, không khí mát mẻ hơn với nhiệt độ trung bình khoảng 25°C đến 27°C.
Thời tiết Thái Lan vào tháng 10 khá mát mẻ
Du lịch Thái Lan tháng 10 có mưa không? Câu trả lời là có, nhưng mưa không nhiều như những tháng trước. Thời tiết lúc này có độ ẩm cao, lên đến 82%, và lượng mưa trung bình mỗi tháng khoảng 200 mm. Bạn sẽ gặp những cơn mưa bất chợt nhưng chúng thường tạnh nhanh, không ảnh hưởng nhiều đến chuyến đi của bạn.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của nhiều người, tháng 10 không phải là thời điểm lý tưởng để khám phá các hòn đảo ở phía Nam vì lượng mưa cao hơn so với đất liền. Thay vào đó, bạn có thể chọn khám phá Bangkok hoặc các khu vực lân cận như Ayutthaya hay Kanchanaburi.
Khi du lịch Thái Lan tháng 10, bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp để thoải mái và thích nghi với thời tiết:
Vì đây là thời điểm cuối mùa mưa, bạn nên mang theo áo mưa nhẹ hoặc ô để tránh những cơn mưa bất chợt.
Ngoài ra, nhiệt độ ở phía Bắc dao động từ 28°C đến 33°C, còn ở phía Nam mát mẻ hơn với nhiệt độ trung bình khoảng 25°C đến 27°C, nên bạn nên chọn quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi như áo thun, quần short và váy. Đừng quên mang theo giày dép thoải mái để dễ dàng di chuyển và khám phá các điểm đến.
Nếu bạn có kế hoạch thăm các đền chùa, hãy mang theo trang phục kín đáo như áo dài tay và quần dài để tôn trọng văn hóa địa phương.
Trang phục du lịch Thái Lan tháng 10
Khi đặt chân đến xứ sở chùa Vàng, địa điểm du lịch Thái Lan tháng 10 đầu tiên mà hầu hết mọi người nghĩ đến và mong muốn ghé thăm chính là thủ đô Bangkok. Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên miền nhiệt đới quyến rũ, tập trung nhiều ngôi đền, chùa cổ kính, khu chợ đầy sắc màu, những khu vui chơi giải trí, điểm du lịch kỳ ảo và những món ngon hấp dẫn níu chân du khách.
Trải nghiệm mặc trang phục truyền thống tại chùa Wat Arun
Một số trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua như:
Dạo thuyền ngắm cảnh trên sông Chao Phraya
Khám phá Chùa thuyền Wat Yannawa, chùa Wat Arun
Thỏa sức mua sắm tại các trung tâm thương mại với ưu đãi giảm giá cuối năm lên đến 70%
Vương quốc Ayutthaya là một trang sử rực rỡ của Thái Lan, nơi lưu giữ những di tích ngôi đền Phật giáo và cung điện lịch sử nổi tiếng nhất ở khu vực Đông Dương. Khi đến Ayutthaya, bạn sẽ có cơ hội khám phá các khu bảo tồn voi và các con phố lịch sử mang đậm dấu ấn của Pháp, Anh, Bồ Đào Nha,…
Vẻ đẹp cổ kính của Ayutthaya (Nguồn ảnh: Internet)
Chiang Mai là một thị trấn nhỏ yên bình với không khí trong lành, dễ chịu. Nơi đây gần như tách biệt hoàn toàn với sự nhộn nhịp của thành phố, những tòa nhà cao tầng hay các trung tâm thương mại sầm uất. Chiang Mai mang đến cho mọi người cảm giác yên tĩnh, thoải mái, như thể thời gian chậm lại.
Vườn hoa cẩm tú cầu tại Chiang Mai vào tháng 10 (Nguồn ảnh: Internet)
Khi đến Chiang Mai vào tháng 10, bạn nhất định phải ghé thăm vườn hoa cẩm tú cầu đang nở rộ tại Khun Paen, chùa Doi Suthep và rừng Chiang Mai đang căng tràn nhựa sống. Đặc biệt, các khu chợ đêm của Chiang Mai cũng rất đặc sắc với nhiều món đặc sản và đồ lưu niệm địa phương.
Du lịch Thái Lan tháng 10 không chỉ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa, mà còn là cơ hội để tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn và bình yên. Nếu bạn đang có dự định tới khám phá Xứ sở chùa Vàng nhưng chưa biết lên kế hoạch như thế nào thì hãy nhanh tay liên hệ tới tổng đài 1900 0055 của Vietluxtour để được tư vấn chi tiết về tour du lịch Thái Lan nhé.
Tài nguyên du lịch là gì? Các loại tài nguyên du lịch
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
Các loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017 như sau:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch tại Điều 17 Luật Du lịch 2017 như sau:
- Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để phát triển du lịch bền vững.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch;
Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác.
- Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
Khoản 4 Điều 2 Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định:
"Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa."
Tài nguyên du lịch được chia làm 02 loại:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 17 Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 như sau:
Thứ nhất, Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để phát triển du lịch bền vững.
Thứ hai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác.
Cuối cùng, khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017?
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái, tạo ra những trải nghiệm mới lạ cho du khách. Qua đó không chỉ góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân mà còn tạo điểm nhấn cho những làng quê.
HTX chè Tân Cương - Phúc Linh, ở xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) đang hoàn thiện không gian thưởng trà để đón du khách tham quan.
Khác biệt với sự ồn ào, náo nhiệt của nhịp sống nơi phố thị, Làng Háo Hức - địa điểm du lịch sinh thái kết hợp trải nghiệm ở xóm 7, xã Phúc Tân (TP. Phổ Yên) thu hút du khách bởi không gian thanh bình, yên ả bên những rừng keo xanh ngút ngàn.
Với quy mô 14ha, Làng Háo Hức gồm có 2 ngôi nhà sàn (là địa điểm tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể) và 5 ngôi nhà được xây dựng bằng tường tranh vách đất. Nội thất bên trong nhà khá đơn sơ, mộc mạc, chủ yếu được làm từ tre, nứa, gỗ. Xung quanh nhà có lối đi trải đầy hoa, có vườn trồng rau, cây ăn quả, khu nuôi gà, ao thả cá, rừng keo xanh mướt và khu bể bơi. Bà Nguyễn Thị Hương, một du khách đến từ quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: Tôi đến đây qua lời giới thiệu của một người bạn. Từng có những tháng ngày tuổi thơ gắn bó với thôn quê nên hình ảnh nhà tranh, mái lá luôn gợi lại cho tôi những ký ức đẹp về gia đình. Không khí tại đây cũng rất trong lành, thoáng đãng, mát mẻ, tạo cảm giác thư thái, dễ chịu mà ở thành phố không có được.
Không giống với Làng Háo Hức, Tân Sơn quán - cơ sở tham quan kết hợp ăn uống, nghỉ dưỡng ở xóm Tân Sơn, xã La Bằng (Đại Từ) lại thu hút du khách bởi dòng suối Kẹm mát lành và những bể cá tầm được nuôi quanh năm. Anh Lê Văn Phương, chủ cơ sở Tân Sơn quán cho biết: Tận dụng nguồn nước trong lành chảy ra từ dãy núi Tam Đảo, nhà tôi thường xuyên duy trì nuôi 3 tấn cá tầm. Cá có trọng lượng 3kg, tôi bán với giá 270 nghìn đồng/kg, còn cá to hơn thì bán với giá từ 300-350 nghìn đồng/kg. Vừa nuôi cá tôi vừa kết hợp làm du lịch, phục vụ ăn uống. Khách đến đây được tắm suối, được chăn cá và thưởng thức các món ăn từ cá tầm. Trong những ngày hè, bình quân mỗi ngày gia đình phục vụ gần 100 khách đến tham quan, ăn uống. Năm nay, nhà tôi đã đầu tư 700 triệu đồng cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng thêm 10 phòng nghỉ để đáp ứng nhu cầu của du khách ngủ lại qua đêm.
Còn tại xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên), được tham quan những nương chè bát úp, tham gia thu hái, sao chè và thưởng thức ngay tại cơ sở sản xuất cũng là trải nghiệm thú vị đối với nhiều du khách khi đến với Thái Nguyên và Khu du lịch hồ Núi Cốc. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều HTX, hộ dân trên địa bàn xã đã cải tạo xưởng sản xuất, mở thêm không gian thưởng trà phục vụ du khách. Chị Nguyễn Thị Hồng Phúc, Giám đốc HTX chè Tân Cương - Phúc Linh cho biết: Du khách đến đây có thể thỏa sức ngắm nhìn những đồi chè, trải nghiệm việc thu hái, sao chè, đóng gói, thưởng thức và chọn mua chè đặc sản về làm quà tặng.
Có thể thấy, các mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái đã tạo thêm việc làm cho nhiều lao động địa phương, qua đó nâng cao đời sống của người dân và tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn. Nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về du lịch nông nghiệp sinh thái, mỗi địa phương trong tỉnh lại có cách làm riêng, phù hợp với điều kiện thực tế.
Đơn cử như huyện miền núi Định Hóa, trong giai đoạn 2020-2025 địa phương triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của các dân tộc trong huyện. Theo đó, tại xóm Bản Quyên, xã Điềm Mặc, cùng với tham quan các điểm di tích lịch sử trên địa bàn, du khách có thể trải nghiệm hoạt động văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với văn hóa trà, làm đàn tính, đan nón Tày…
Còn tại huyện Đại Từ, thời gian qua, địa phương luôn quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đi lại, tham quan. Cùng với đó, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp, HTX đầu tư tại một số điểm du lịch sinh thái trên địa bàn để thu hút du khách.
Bên cạnh đó, thời gian qua, tận dụng các điều kiện tự nhiên, văn hóa của từng địa phương, nhiều đơn vị, cá nhân trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình du lịch nông nghiệp. Ðây là hướng phát triển nhằm tăng sức hút của du lịch trên địa bàn tỉnh, làm phong phú, hấp dẫn thêm các sản phẩm du lịch của từng địa phương. Trong đó có thể kể đến một số mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tiêu biểu như: Khu du lịch sinh thái Nhà Tôi, xã Sơn Cẩm (TP. Thái Nguyên); Yasmin Farm Resort, ở xã Cao Ngạn (TP. Thái Nguyên); Homestay Hoàng Nông farm, ở xã Hoàng Nông (Đại Từ)... Du lịch sinh thái nông nghiệp đã đem đến cho du khách cơ hội tìm hiểu và tham gia các khâu thu hoạch, chế biến, thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tham quan các danh lam thắng cảnh và tham gia hoạt động sinh hoạt văn hóa bản địa.
Theo khảo sát của chúng tôi, các mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái trên địa bàn tỉnh đều có cảnh quan đẹp, thơ mộng, tạo sự trải nghiệm thú vị đối với du khách. Tuy nhiên, chưa có sự kết nối giữa các điểm thành tua, tuyến để tạo thuận lợi cho du khách tham quan; cơ sở hạ tầng tại một số điểm cũng chưa được đầu tư đồng bộ, chưa có các dịch vụ đi kèm như ăn uống, nghỉ ngơi...
Vì vậy, để khai thác những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái, các địa phương cần chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch khu vực nông thôn gắn liền với cảnh quan du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, quan tâm giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, hỗ trợ người dân phát triển du lịch một cách bền vững thông qua tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng…