Đồng Xu Bạc Của Mỹ

Đồng Xu Bạc Của Mỹ

Tình hình sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 đang đối mặt với rất nhiều thách thức và bất ngờ, giá bán tôm đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 đang đối mặt với rất nhiều thách thức và bất ngờ, giá bán tôm đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Thị trường Nhật Bản không có nhiều đột phá

Nhật Bản nhập khẩu 83.579 tấn tôm trong nửa đầu năm 2023, giảm 9% so cùng kỳ. Lượng nhập khẩu trong quý I và quý II giảm lần lượt 7% và 10% so cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, xu hướng nhập khẩu tôm của Nhật Bản tương tự những năm trước và không có nhiều đột phá. Lượng nhập khẩu tôm cuối năm của Nhật Bản sẽ khó đạt mức kỳ vọng 60.000 tấn vào quý III và quý IV. Giá trị nhập khẩu tôm nửa đầu năm đạt 823 triệu USD, giảm 18% so cùng kỳ 2022.

Thị trường Nhật Bản không có nhiều đột phá. Ảnh: Thuỷ Sản Việt Nam

Thị trường Châu Âu bắt đầu ổn định

Sức mua của EU chững lại, lượng nhập khẩu chỉ giảm 7% so cùng kỳ trong quý đầu tiên. Trong tháng 4/2023, EU giảm mạnh tới 22% lượng nhập khẩu tôm nhưng xu hướng này đã dừng lại vào tháng 5. Do đó, nhập khẩu tôm trong quý II chỉ giảm 11% so cùng kỳ.

Nửa đầu năm 2023, EU nhập khẩu 141.107 tấn tôm sú, giảm 9% so cùng kỳ 2022. Trong quý đầu năm 2023, giá tôm trung bình bắt đầu ổn định nhưng chưa thấy tín hiệu tích cực trong tương lai gần.

Bên cạnh tôm nguyên liệu đông lạnh, Châu Âu cũng tăng nhập khẩu tôm giá trị gia tăng như tôm thịt chín và tôm tẩm bột. Khoảng 1/3 số tôm này xuất xứ từ châu Á, còn lại là tôm nước lạnh từ Canada, Mỹ và Na Uy. Việt Nam là nguồn cung tôm châu Á lớn nhất cho thị trường Châu Âu với tỷ lệ 60%, tiếp theo là Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh.

Thị trường Châu Âu bắt đầu ổn định. Ảnh: Thuỷ Sản Việt Nam

Dựa trên các diễn biến thị trường nhập khẩu tôm cuối năm, có thể thấy rằng xu hướng này không có nhiều biến đổi so với những năm trước đó. Mỹ và Trung Quốc đang gặp khó khăn với sức mua và giá tôm giảm rất nhanh. Trong khi đó, Châu Âu và Nhật Bản ổn định trong việc nhập khẩu tôm nhưng không có nhiều tiến triển đáng kể.

Vài năm gần đây, thị trường mỹ thuật trong nước đang có nhiều chuyển biến đáng mừng. Dấu hiệu tích cực nhất có lẽ phải kể đến sự ra đời của hai nhà đấu giá chuyên nghiệp về tranh và tác phẩm nghệ thuật là Chọn ở Hà Nội và Lý Thị ở TPHCM.

Bên cạnh đó còn có hàng trăm cuộc triển lãm quy mô của các hội chuyên ngành, các nhóm họa sĩ cùng nhiều triển lãm giao lưu với các họa sĩ, nghệ sĩ quốc tế.

Có thể nói, chưa bao giờ thị trường mỹ thuật Việt lại được tiếp thêm sinh khí, trở nên rộn ràng và sôi động đến vậy, kể từ sau đám mây mờ những bê bối tranh giả, tranh nhái khiến hàng chục năm trời giới sưu tập quốc tế ngán ngại, thậm chí quay lưng.

Không chỉ thế, song hành với các phòng tranh truyền thống, hiện trong nước còn ghi nhận sự xuất hiện của hàng chục trang web, đơn vị bán tranh trực tuyến trên mạng. Xét ở khía cạnh nào đó, điều này có vẻ là một tín hiệu vui khi thị trường mỹ thuật Việt Nam kịp thời bắt nhịp và hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới, tuy nhiên, trên thực tế việc mua bán tranh qua mạng trực tuyến vẫn tiềm ẩn khá nhiều mối lo.

Không thể phủ nhận những thuận lợi mà công nghệ hiện đại mang đến cho thị trường mỹ thuật, khi mà một họa sĩ - nhất là những họa sĩ trẻ, chưa có nhiều tên tuổi lẫn các mối quan hệ - không phải mất nhiều chi phí để trưng bày, giới thiệu và tiếp thị tác phẩm của mình đến công chúng, giới sưu tập trong nước và quốc tế. Bán tranh online phần nào tạo thêm sân chơi rộng rãi cho họa sĩ, cũng vừa tạo thêm sự thuận tiện cho người sưu tập, nhất là với người mới chập chững chơi tranh.

Ở thị trường Việt Nam hiện nay, ngoài một số trang web bán tranh online đang tạo dựng uy tín, còn có các nhóm nghệ sĩ, họa sĩ tự tổ chức thiết kế và bán tranh qua mạng, nổi bật nhất là hai nhóm Vietnam Art Space (VAS) với hơn 9.400 thành viên và Viet Art Now (VAN) với hơn 4.200 thành viên. Thông qua các trang mạng, có hàng chục ngàn tác phẩm của hàng ngàn họa sĩ được kết nối với công chúng.

Nhưng không chỉ năng động là đủ, thị trường bán tranh online hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề. Theo nhìn nhận của các họa sĩ, mua bán tranh online ngày càng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên khi mua online, khách hàng không thể cảm nhận về màu sắc, đường nét, chất liệu, càng không thể cảm nhận được “hồn cốt” của bức tranh như khi xem ngoài thực tế.

Đặc thù riêng của tranh là cảm xúc khi đứng trước tác phẩm, đó là chưa kể nhiều người còn chưa nhận thức đầy đủ về giá trị nghệ thuật của tranh. Có ý kiến gay gắt hơn khi cho rằng, khách hàng mua tranh online không thể nhận thức nổi đâu là tác phẩm thật, đâu là tranh giả, tranh nhái. Cũng không ít họa sĩ sẵn sàng nói không với việc mua bán tranh online, vì quá ngán ngại nạn sao chép, đạo nhái tác phẩm, vì những người giám tuyển chưa đủ tầm để nhận định, đánh giá tác phẩm nghệ thuật.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, ưu điểm lớn nhất của các chợ tranh online hiện nay là kéo công chúng xích lại gần hơn với nghệ thuật. Nhưng công chúng ở đây, phần đông chỉ dừng lại ở mức độ người chơi chứ chưa phải là nhà sưu tập chuyên nghiệp, họ đến với chợ tranh online phần nhiều để thỏa mãn nhu cầu trang trí cho không gian cuộc sống. Người chơi tranh chuyên nghiệp, giới sưu tập thực thụ thường bao giờ cũng tìm hiểu thông tin cá nhân của các họa sĩ mà họ quan tâm qua các mạng xã hội, về cá nhân, quá trình hoạt động chuyên môn, phong cách sáng tác, tìm hiểu trước về tác phẩm sau đó là tìm gặp tác giả, xem trực tiếp tác phẩm.

Trên thế giới, với doanh số lên đến hàng chục tỷ đô la mỗi năm, mỹ thuật đã trở thành một ngành công nghiệp không khói quan trọng bậc nhất ở nhiều quốc gia, kéo theo sự phát triển mạnh của công nghệ số trong lĩnh vực này. Chẳng hạn ở Anh, một quốc gia có công nghiệp mỹ thuật rất phát triển - nơi mà số người đến với các bảo tàng và gallery hàng năm cao hơn nhiều khán giả đến các sân bóng đá xem các trận đấu Premier League, nơi chỉ riêng Bảo tàng Tate Modern ở London đã đón hơn 6 triệu du khách tham quan trong năm 2017 - người ta đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của kinh doanh tác phẩm mỹ thuật qua internet. Tranh được bán qua mạng còn nhiều hơn ở các gallery là một thực tế đáng mơ ước, thị trường tác phẩm mỹ thuật qua mạng tăng 20% mỗi năm tại Anh trong vài năm trở lại đây.

Một trong những giám đốc của hệ thống gallery Saatchi, đứng đầu về bán tranh online uy tín bậc nhất tại Anh cho biết, mỗi tháng Saatchi bán qua mạng một lượng tác phẩm còn nhiều hơn doanh số cả năm tại hầu hết các gallery truyền thống của đơn vị này. Đó là nhờ vào 3 yếu tố: số lượng khổng lồ người xem trên mạng khắp thế giới, số lượng tác phẩm rất dồi dào của chúng tôi và nhờ đội ngũ giám tuyển uy tín, chuyên nghiệp của Saatchi luôn đảm bảo tác phẩm chất lượng cao.

Hay như trang mạng Amazon.com (là một công ty thương mại điện tử đa quốc gia, trụ sở đặt tại Seattle, Mỹ), đã trở nên phổ biến khắp thế giới. Khởi đầu từ kinh doanh sách qua mạng cách đây hơn 20 năm, gần đây nhất Amazon.com còn lấn sân sang lĩnh vực nghệ thuật. Tranh bán trực tuyến trên Amazon.com được tổ chức, giám tuyển chuyên nghiệp; tác phẩm phong phú từ tranh vẽ chú mèo trên giấy của họa sĩ trẻ, giá 50-60 đô la đến những tác phẩm hàng triệu đô la của danh họa tên tuổi, các bậc thầy thế giới. Mảng mỹ thuật của Amazon.com cung cấp cho người xem khoảng 50.000 tác phẩm từ hơn 150 gallery khắp nước Mỹ.

Giám tuyển năng lực và uy tín, người làm nghề sáng tạo và tự trọng, những người sưu tập có tâm sẽ góp phần hình thành một thị trường mỹ thuật lành mạnh và phát triển. Để thị trường mỹ thuật trong nước có thể sống được trên mạng, tất nhiên chúng ta còn phải nỗ lực để vượt qua nhiều thứ.