Xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường sau bão lũ
Xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường sau bão lũ
Dù đã dùng nylon và nắp bịt kín miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và nylon chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng.
Quá trình xử lý nước được tiến hành theo 3 bước sau đây:
- Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng.
- Tháo bỏ nắp và nilông bịt giếng.
- Trước khi làm trong và khử trùng phải tiến hành thau vét giếng, Dùng nước giếng dội lên thành cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành giếng và sàn giếng.
- Nếu giếng ngập, lụt nước đục:
Phải tiến hành thau vét giếng. Múc cạn nước và vét hết bùn cặn. Các vùng có điện hoặc máy nổ thì dùng máy bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng. Trong trường hợp không thể thau vét được thì nên chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung.
Nếu tất cả các giếng trong khu vực không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời: múc vài chục lít lên làm bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau múc nước giếng xuống thấp tiến hành thau rửa.
Trường hợp không có phèn chua để làm trong nước: làm một bể lọc cát tạm thời bằng thùng, xô hay vại thể tích khoảng 20-30 lít. Đục 1 lỗ đường kính 1cm trên thành cách đáy thùng 5cm, cho một ít gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát dày khoảng 25-30cm. Đổ nước giếng vào cho đến khi nước chảy ra trong thì lấy để khử trùng.
Nếu giếng bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào trong giếng và nước giếng trong:
Vẫn phải khử trùng trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa, nếu không thì có thể tiến hành khử trùng ngay nước trong giếng để sử dụng.
Dùng phèn chua (loại thường dùng làm phèn nhôm) với liều lượng 50g/1m3 . Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.
Về nguyên tắc nước giếng sau khử trùng cần có nồng độ Clo thừa 0,5-1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo).
Tính lượng Cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g/m3 . Có thể dùng một số hóa chất khác như: Clorua vôi 20% (13g/m3 ) hoặc Clorua vôi 70% (4g/m3 ).
Múc một gầu nước hòa lượng hóa chất nói trên vào nước, lưu ý phải khuấy tan cho hết. Tưới đều gầu nước này vào giếng. Thả gầu chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất nói trên vào giếng và khuấy đều, cho thêm đến khi nước giếng có mùi Clo thì thôi. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được.
Chú ý: - Nếu nước chưa được làm trong hoàn toàn thì thường phải cho thêm bột Cloramin B.- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.- Nước đã khử trùng bằng Cloramin như trên vẫn phải đun sôi mới được uống.
Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.
Quy trình xử lý nước uống bao gồm 3 bước cơ bản: làm trong nước, khử trùng và đun sôi. Nước sau đun sôi để nguội có thể uống được.
Dùng 1g phèn chua (một miếng to bằng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước.
Hòa tan lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong vào một gáo nước, sau đó đổ vào chum, vại, lu, khạp hay thùng nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.
- Khử trùng nước bằng Cloramin B: dùng cho các hộ gia đình, để khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ.
Một viên Cloramin B hàm lượng 0,25g khử trùng được 25 lít nước và 1 viên Aquatabs 0,67g có thể khử trùng được 20 lít nước.
- Khử trùng nước bằng hóa chất bột (Cloramin B, Clorua vôi): để khử trùng các nguồn nước cấp cho tập thể, các giếng nơi tập trung dân tránh lũ và phải do cán bộ y tế hướng dẫn thực hiện.
Liều lượng hóa chất cần thiết để khử trùng là 10 mg/lít. Một thùng nước 30 lít thì cần 0,5g bột Cloramin B loại 27% Clo hoạt tính, hoặc 0,4g Clorua vôi 20%, hoặc 0,12g Clorua vôi 70% (HTH) để khử trùng.
- Cách khử trùng: Hòa tan lượng hóa chất cần thiết cho lượng nước cần khử trùng vào một gáo nước rồi đổ vào bể/thùng chứa, trộn đều.
Múc nước lên ngửi, nếu không thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên vào nước và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước có mùi Clo thì thôi.
Sau đó, múc nước dội lên thành bể chứa để khử trùng. Nước sau khử trùng 30 phút là sử dụng được.
Lưu ý không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp phụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của Clo.
Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì chờ thêm từ 30 phút đến 1 giờ cho bớt mùi nồng.
Nước sau khử trùng có thể dùng cho sinh hoạt, nhưng cần đun sôi trước khi uống.
Hiện nay loại hóa chất dùng phổ biến nhất là Cloramin B dạng viên 0,25g, dạng bột 27% Clo hoạt tính và Aquatabs 67mg./.
Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) hướng dẫn người dân cách xử lý nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày sau mùa bão lụt.
Các loại rác thải sinh hoạt càng ngày càng tăng lên. Đặc biệt rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi từ đường giao thông nông thôn, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện là vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt một cách tùy tiện, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn xã Thọ Diên chúng ta có những người, những hộ gia đình mang xác động vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống tuyến kênh mương, ao, hồ, sông, ra đường, hoặc điểm tập kết rác. Nguyên nhân đầu tiên là do những thói quen xấu, lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Cách nghĩ như thế là nguy hại. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này hay sống gần sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột, bệnh về đường hô hấp…
Trong thời gian qua một số người dân tại các thôn vẫn đang vứt rác bừa bãi. Để ngăn chặn tình trạng trên, UBND xã giao cán bộ tài nguyên môi trường phối hợp Ban công an xã tăng cường công tác tuần tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như sau:
1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Như vậy, đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại nơi công cộng được quy định tại điểm c, Điều 20 Nghị định này thì chế tài xử lý đối với hành vi này là xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường vì Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta.
Mưa lớn sau cơn bão số 3 đi qua, việc khắc phục thiệt hại, dọn dẹp nhà cửa, công trình công cộng là một khối lượng công việc khổng lồ mà tỉnh Tuyên Quang phải bắt tay ngay vào làm. Để sớm đưa cuộc sống ổn định trở lại, tại khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội cùng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng công an nhân dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.
Trực tiếp chỉ huy các lực lượng tham gia giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau lũ trên địa bàn tỉnh, Đại tá Hán Tô Hải, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết: “Lực lượng vũ trang tỉnh đã tỏa đi các hướng, các địa bàn bị ngập lụt trên địa bàn tỉnh giúp đỡ nhân dân khắc phục; việc giúp dân được triển khai tích cực và khẩn trương để quyết tâm, cố gắng đưa cuộc sống của bà con trở lại bình thường”.
Sau bão lũ, lực lượng Công an toàn tỉnh tích cực tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ”; phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, cùng các lực lượng chức năng sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh sau bão lũ. Ngay trong chiều 12 - 9, khi nước lũ cơ bản rút hết, Đại tá Phạm Kim Đĩnh, Giám đốc Công an tỉnh đã trực tiếp đến các điểm ngập sâu nước mới rút chỉ đạo Công an toàn tỉnh khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão lũ, vệ sinh môi trường để sớm ổn định cuộc sống.
Lực lượng Công an tỉnh tích cực vệ sinh môi trường sau lũ tại tuyến đường Quang Trung.
Tại thành phố Tuyên Quang, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tuyên Quang, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tỏa đi nhiều hướng, xuống các trục đường huyết mạch của thành phố và các khu dân cư, đến các xã, phường giúp dân dọn dẹp vệ sinh môi trường, củng cố lại nhà cửa…
Bà Hoàng Thị Yến, phường Phan Thiết (TP Tuyên Quang) xúc động bày tỏ: "Nhờ có các chú bộ đội, công an tham gia hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh trên các tuyến đường sau lũ, cảnh quan xung quanh trở nên sạch sẽ và đẹp hơn hẳn. Sự tận tâm và nhiệt tình của các lực lượng đã giúp người dân chúng tôi vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục lại cuộc sống thường ngày. Thật sự biết ơn và cảm kích trước những nỗ lực ấy!"
Trong tình hình khối lượng công việc còn ngổn ngang, sự hỗ trợ tích cực của LLVT tỉnh Tuyên Quang và Công an nhân dân có ý nghĩa quan trọng, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống sau bão. Những việc làm chủ động, tích cực “thắm tình quân dân”, “vì dân phục vụ” của cán bộ, chiến sĩ LLVT và côn an nhân dân đã góp phần giúp nhân dân trên địa bàn tỉnh sớm ổn định cuộc sống; qua đó cũng lan tỏa hình ảnh đẹp về Bộ đội Cụ Hồ, công an trong lòng nhân dân.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cũng phát huy vai trò quan trọng, tích cực huy động các nguồn lực để hỗ trợ người dân. Với tinh thần trách nhiệm và sẻ chia, Hiệp hội đã tổ chức lực lượng, phương tiện nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và đời sống cộng đồng.
Cán bộ, chiến sĩ Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường.
Trong số những đơn vị tham gia chiến dịch, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng (TP Tuyên Quang) huy động 5 xe tải có tải trọng 8 tấn để tham gia vận chuyển rác thải. Những chiếc xe này đã hoạt động liên tục, đặc biệt ở các khu vực có lượng rác thải lớn, góp phần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường sau lũ. Sự tham gia của các doanh nghiệp như Thành Hưng không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng góp sức khi địa phương gặp khó khăn. Hợp tác xã đá vôi Đội Cấn đã đóng góp 3 xe đầu kéo chuyên dụng, giúp vận chuyển lượng rác thải lớn từ các khu vực ngập sâu đến nơi tập kết an toàn. Các công ty khác cũng tích cực tham gia thu gom rác thải là Công ty TNHH Hiệp Phú, Công ty cổ phần Công nghiệp Tân Hà, Công ty Đông Bắc, Công ty Tuyên Hà Thịnh…
Chiều ngày 13-9, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tiếp tục huy động 30 xe ô tô và 20 máy xúc để hỗ trợ công tác xúc rác và vận chuyển rác thải sau lũ. Những phương tiện này không chỉ giúp tăng tốc quá trình dọn dẹp mà còn giảm bớt gánh nặng cho người dân và các lực lượng địa phương. Hình ảnh những chiếc xe ô tô hối hả ra vào các khu vực bị ngập lụt, cùng các máy xúc miệt mài làm việc giữa lớp bùn đất, đã trở thành minh chứng rõ nét cho sự đoàn kết và sức mạnh tập thể trong thời khắc khó khăn.
Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, lực lượng “áo xanh” đã chung sức cùng các cấp, các ngành và lực lượng chức năng tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa bão. Trong bão lũ, lực lượng đoàn viên thanh niên các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia cứu trợ, hỗ trợ người dân.
Khi bão lũ qua đi, đoàn viên thanh niên lại tích cực phối hợp cùng các đơn vị chức năng và nhân dân hỗ trợ thu gom rác thải phát sinh. Bí thư Thành Đoàn thành phố Tuyên Quang Phạm Thị Bích Hường chia sẻ: Các tuyến đường bị ngập lụt của thành phố ngổn ngang rác thải và bùn non gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Vì thế, trong sáng nay (13 -9), Thành đoàn đã huy động 60 đoàn viên, thanh niên tập trung dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Quang Trung. Đồng thời chỉ đạo đoàn viên thanh niên cấp xã, phường tập trung hỗ trợ bà con nhân dân trên địa bàn khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.
Các cô giáo trường Mầm non Phan Thiết (TP Tuyên Quang) tham gia vệ sinh khu vực trường học để học sinh sớm trở lại trường.
Chị Nguyễn Thị Bích Đào, một hộ sinh sống trên trục đường Quang Trung (TP Tuyên Quang) bày tỏ: Lũ dâng cao, nhà chị ngập trong nước. Giờ nước rút, nhà chị lại ngập ngụa trong bùn non, đồ đạc hư hỏng, công tác dọn vệ sinh nhà cửa đã làm chị mệt nhoài. Trước cửa nhà rác thải ngổn ngang, nhưng chị không còn sức để dọn. Rất may có các bạn đoàn viên thanh niên đến giúp đỡ, vệ sinh gom rác và xúc rác, bùn non lên xe cho các đơn vị chức năng chở đi. Con đường trước mặt giờ đã sạch đẹp rồi.
Tại địa bàn huyện Hàm Yên, nước lũ rút sớm hơn so với các địa phương khác trong tỉnh. Ngay sau khi nước rút, với sức trẻ, tinh thần trách nhiệm, Huyện đoàn Hàm Yên đã tích cực vào cuộc hỗ trợ người dân vệ sinh môi trường. Trong đó, lực lượng đoàn viên thanh niên các cấp tham gia dọn dẹp vệ sinh trên các tuyến đường, khu vực cầu tại các xã Minh Hương, Minh Khương, Yên Phú và thị trấn Tân Yên. Hỗ trợ các hộ gia đình các xã Thái Sơn, Yên Phú, Tân Thành và thị trấn Tân Yên dọn dẹp nhà cửa, nhà văn hóa.
Hoạt động của đoàn thanh niên các cấp không chỉ thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ môi trường, mà còn là tấm gương sáng về sự đoàn kết, chung sức đồng lòng vì cộng đồng. Những hành động thiết thực của đoàn viên thanh niên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân, góp phần củng cố niềm tin và sự yêu mến của nhân dân đối với lực lượng thanh niên các cấp.
Học kinh nghiệm dọn nhà sau lũ của người dân miền Trung, người dân Tuyên quang áp dụng cách “dọn bùn theo con nước”.
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, phường Hưng Thành (TP Tuyên Quang) bảo, những ngày lũ dâng, ngoài việc cập nhật tin tức thời tiết, chị thấy dân cư mạng chia sẻ rầm rộ kinh nghiệm dọn nhà sau lũ của người miền Trung. Chị đã học theo và rất hiệu quả. Sau khi mực nước rút đến ngang bắp chân, gia đình chị đã dùng chổi cọ, chổi cước liên tục khuấy nước để bùn không đọng lại trong nhà, đặc biệt là ở các ngóc, ngách nhỏ hẹp. Nước hạ tới đâu, ta khuấy tới đó. Đến khi nước rút khỏi sàn nhà thì múc nước ngoài sân hoặc bơm nước sạch cọ rửa một lần nữa là ổn.
Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng bố trí xe tham gia vệ sinh môi trường.
Còn gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, tổ 14, phường Tân Hà thì bảo, bà cũng học cách của người miền Trung, thức đêm canh đúng lúc nước rút. Khi nước còn hơn một gang tay dưới sàn thì dùng chổi cứng khuấy thật mạnh để bùn sục lên, không bám dưới sàn. Bùn non bám rất lì nên phải quậy thật mạnh, nhất là trong các ngóc ngách. Nước rút xuống đến đâu thì dùng chổi đẩy nước liên tục ra khỏi nhà theo đến đấy. Lúc này bùn sẽ ra theo nước nên đến khi nước rút hết bà chỉ vệ sinh tráng lại một lượt trong nhà và đồ dùng là xong.
Những gia đình nằm trong vùng ngập lụt chưa kịp áp dụng phương pháp “dọn nhà theo con nước” thì đến hôm nay người dân đã tích cực dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa để ổn định cuộc sống. Bà Nguyễn Thị Chè, thị trấn Sơn Dương xúc động kể lại: Trận lũ lịch sử khiến ngôi nhà của bà ngập trong biển nước, gia đình phải tạm lánh đi nơi khác. Ngay sau khi nước rút, bà đã lập tức quay về bắt tay vào viêc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa ngập bùn đất. Đặc biệt, nhờ sự hỗ trợ tận tình từ các đoàn thể, bà con trong tổ và cán bộ thị trấn Sơn Dương gia đình bà đã nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.
Hiện nay, các địa bàn bị ngập lụt trên địa bàn tỉnh nước lũ cơ bản nước đã rút hết. Khối lượng rác thải sau lũ thường tăng lên đột biến, gấp 2 - 3 lần ngày thường. Do đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo người dân, các đơn vị thu gom, xử lý rác trên địa bàn tăng cường nhân lực, trang thiết bị để thu dọn bùn đất, rác thải, tránh gây ô nhiễm môi trường và phát sinh bệnh dịch. Với những nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay của cả cộng đồng vấn đề môi trường tại các địa phương bị ngập lụt cơ bản đảm bảo vệ sinh, rác thải đã và đang được thu gom, vận chuyển đến nơi tập kết.