Cách học giỏi toán là vấn đề được rất nhiều bạn học sinh quan tâm và tìm hiểu. Tuy mỗi người có một phương pháp học hiệu quả riêng, nhưng nhìn chung vẫn có một mẫu số chung cho việc học giỏi một bộ môn cụ thể nào đó, môn Toán cũng không nằm ngoài số đó. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ chia sẻ tới các bạn học sinh 10 cách học giỏi toán nhanh nhất.
Cách học giỏi toán là vấn đề được rất nhiều bạn học sinh quan tâm và tìm hiểu. Tuy mỗi người có một phương pháp học hiệu quả riêng, nhưng nhìn chung vẫn có một mẫu số chung cho việc học giỏi một bộ môn cụ thể nào đó, môn Toán cũng không nằm ngoài số đó. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ chia sẻ tới các bạn học sinh 10 cách học giỏi toán nhanh nhất.
Bạn nên dành một khoảng thời gian cụ thể để chú tâm hoàn toàn vào việc học sau đó mới làm những công việc khác thay vì vừa học vừa làm. Nên chia thành từng khoảng nhỏ đan xen giữa học và nghỉ, không nên học hàng giờ liền sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất học.
Các bạn thường có thói quen làm các môn khác trong một giờ học nào đó, ví dụ trong giờ văn sẽ mang bài tập toán ra làm, trong giờ vật lý sẽ mang hóa ra học,… Điều này dẫn đến việc bạn vừa không nghe được giáo viên giảng bài, vừa không tập trung làm được bài tập, đem lại kết quả xấu cho cả hai môn. Chính vì vậy các bạn chỉ nên tập trung vào học một môn trong một giờ nhất định, không nên chồng chéo gây mất hiệu quả.
Có một sự thật là, khi bản thân yêu thích một điều gì đó, ta sẽ đặt hoàn toàn tâm trí và sức lực để làm điều đó không biết mệt mỏi. Vì vậy, việc tự tạo niềm yêu thích với môn toán cũng là một cách học giỏi toán mà học sinh nên thử áp dụng.
Có một số học sinh bẩm sinh đã yêu thích các môn tính toán, tự nhiên như môn toán, nhưng một số học sinh lại không như vậy. Nếu chưa thực sự yêu thích môn toán, các em không nên nghĩ rằng “mình không học được môn toán” hay “môn toán thật khó và mình không thích một chút nào!”,... Những suy nghĩ như thế sẽ cản trở động lực yêu thích môn toán, từ đó khó có thể tìm ra cách để học giỏi toán.
Thay vào đó, các em hãy thử đọc những câu chuyện về những nhà toán học lỗi lạc trên thế giới, những câu chuyện ứng dụng của toán học vào cuộc sống để hiểu rằng môn toán có ích như thế nào. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham gia các câu lạc bộ toán học, các nhóm học toán, nhờ bạn bè giảng giải những phần khó hiểu,... Như vậy, niềm yêu thích với môn toán của các em chắc chắn sẽ được nâng cao rất nhiều.
Làm việc riêng trong giờ học sẽ khiến sự tập trung của bạn bị sao lãng. Và khi bạn để sự chú ý lên những việc riêng trong thời gian học thì bạn sẽ không thể tiếp thu đầy đủ các kiến thức được truyền đạt dẫn đến việc không hiểu bài và nhanh chóng quên đi kiến thức.
Vậy học sinh giỏi toàn diện là gì? Hiểu một cách đơn giản thì học sinh giỏi toàn diện là học sinh có khả năng học tốt tất cả các môn trong chương trình dạy học. Bên cạnh đó, họ cũng có khả năng áp dụng tốt kiến thức vào đời sống.
Để học giỏi tất cả các môn là một chuyện rất khó khăn, nhưng không có nghĩa là điều đó không thể. Dưới đây là những bí quyết học giỏi tất cả các môn, cách trở thành một học sinh giỏi toàn diện mà mình đã tìm hiểu để chia sẻ cho các bạn.
Bí quyết đầu tiên trong mười cách để học giỏi tất cả các môn chính là việc tổng hợp lại kiến thức đã học. Sau một buổi học trên lớp thì khi về nhà bạn nên ôn lại những gì đã được học trên lớp trong một ngày trước khi chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Làm vậy sẽ giúp bạn có khả năng nhớ lâu hơn những kiến thức mà mình đã tiếp thu được trong một ngày.
Sơ đồ tư duy là một trong những bí kíp học giỏi tất cả các môn hiệu quả giúp bạn đạt hiệu quả ghi nhớ tốt nhất và dễ dàng tổng hợp kiến thức. Vừa giúp bạn nhớ lâu vừa có thể ôn tập dễ dàng khi kì thi đến.
Bạn không nên chỉ học “vẹt” tức là chỉ nhớ mặt chữ và không quan tâm đến bản chất, điều này sẽ khiến bạn rất dễ quên và không liên hệ được thực tế các kiến thức đã học.
Để học thuộc một cách hiệu quả, nhanh chóng và nhớ lâu thì bạn nên tìm hiểu bản chất của vấn đề trước, sau khi đã hiểu được vấn đề thì bạn sẽ nắm những nét chính và triển khai theo ý của mình. Làm như vậy vừa giúp học thuộc nhanh, khó quên và dễ dàng vận dụng được vào thực tế.
Học bất cứ môn gì cũng vậy, học sinh cần có thái độ học tập nghiêm chỉnh cùng với mục tiêu rõ ràng, Thái độ quyết định đến kết quả đầu ra và chỉ khi có thái độ học tập nghiêm túc thì ta mới có thể đặt và đạt được mục tiêu đề ra.
Khi học toán, học sinh cần nghiêm túc kể cả khi học trên lớp cũng như tự học ở nhà, theo sát kế hoạch mình đặt ra để đạt được mục tiêu như thi đỗ đại học với điểm toán đạt 9 hoặc vượt qua bài kiểm tra cuối kỳ với điểm toán cao hơn bài kiểm tra cuối kỳ I.
Đôi khi việc tìm ra lời giải cho một dạng toán không khó và thậm chí trở nên nhàm chán, việc tìm ra nhiều cách giải, dạng toán khác nhau sẽ khiến môn toán trở nên thú vị hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, khi am hiểu nhiều dạng toán khác nhau, học sinh càng có kinh nghiệm xử lý bài toán và ít gặp khó khăn hơn khi dạng toán đó xuất hiện trong các đề thi.
Điều quan trọng là nếu sau mỗi bài toán chúng ta tìm được nhiều cách giải khác nhau cho bài toán, xây dựng được một chuỗi bài toán liên quan từ dễ đến khó thì có thể rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, đồng thời kiến thức sẽ được mở rộng hơn, hệ thống hơn.
Các cụ đã có câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”. Đôi khi, cùng một vấn đề nhưng dưới góc nhìn của bạn bè cùng trang lứa thì điều đó lại dễ hiểu và dễ truyền lại cho người khác hơn và giáo viên. Học nhóm chung cùng những người bạn của mình là phương pháp tốt để cùng nhau chia sẻ kiến thức và cải thiện kết quả học tập. Ngoài ra, việc bàn luận với bạn bè giúp việc học hằng ngày của học sinh trở nên thoải mái, gắn kết tình cảm bạn bè hơn.
Học sinh có thể tổ chức tham gia các câu lạc bộ toán học, các buổi học ngoại khóa toán, nhóm ôn thi chung online hoặc offline. Hiện nay, có rất nhiều nhóm được thành lập trên mạng xã hội Facebook với mục đích cùng nhau chia sẻ kiến thức, cách giải toán hay, kinh nghiệm ôn thi đại học môn toán,... cho các bạn học sinh 2004, điển hình như nhóm “2005 - Toán thầy Trung”, “2k4 quyết tâm thủ khoa 2022”,... được rất nhiều bạn học sinh tham gia và ủng hộ.
Nhiều bạn học sinh nghĩ rằng, bài giảng của thầy cô trên lớp đã có toàn bộ trong sách giáo khoa nên không chú ý ghi chép bài. Điều đó là hoàn toàn sai lầm! Đa số bài giảng của thầy cô đều lấy từ trong sách giáo khoa, nhưng sẽ có đến 20% bài giảng là ở ngoài sách để giúp học sinh hiểu sâu hơn.
Những thông tin ngoài sách đó có thể là các cách giải nhanh và dễ hiểu hơn, những kiến thức liên quan để học sinh dễ ghi nhớ bài giảng, kinh nghiệm xử lý các bài toán trong sách giáo khoa,... Vì vậy, việc ghi chép tất cả các thông tin thầy cô giảng dạy rất cần thiết và giúp ích cho học sinh rất nhiều trong việc ôn tập sau này.
Ngoài ra, việc chú ý nghe giảng và ghi chép đầy đủ còn giúp các em học sinh ghi nhớ bài lâu hơn. Nếu chỉ nghe thôi thì khi về nhà sẽ rất dễ quên hoặc mất thời gian ôn tập lại từ đầu. Vì thế, các em học sinh nên rèn luyện thói quen ghi chép bài cẩn thận khi nghe thầy cô giảng bài nhé!